Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Văn 10 KNTTSoạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 27, 28, 29, 30, 31 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào? Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò). Câu 1. Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết. Phương pháp: - Đọc bài viết tham khảo. - Chú ý vào cách đặt nhan đề và nêu nhận xét. Trả lời: Nhan đề trực tiếp nêu lên hiện tượng được bàn luận trong bài: sống đơn giản; đồng thời đánh giá chung về hiện tượng - sống đơn giản là một xu thế của thế kỷ 21. Câu 2. Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào? Phương pháp: - Đọc kĩ bài viết tham khảo. - Chú ý những luận điểm được đề ra trong bài viết. Trả lời: - Luận điểm 1: Giải thích thế nào là “sống đơn giản”. - Luận điểm 2: Làm thế nào để có thể “sống đơn giản”? - Luận điểm 3: Ý nghĩa của lối sống đơn giản. - Luận điểm 4: Thực trạng của lối sống đơn giản. Câu 3. Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản. Phương pháp: - Đọc bài viết tham khảo. - Chú ý vào những luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra yếu tố làm nên sức thuyết phục của một văn bản nghị luận. Trả lời: - Bố cục đầy đủ, mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai thành các luận điểm, kết bài khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề - Lập luận chặt chẽ, có các câu văn nêu luận điểm sáng rõ, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Kết hợp giữa các yếu tố nghị luận, biểu cảm, miêu tả. - Lời văn khách quan, khoa học, giàu sức thuyết phục. Câu 4. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò). Phương pháp: - Triển khai luận điểm nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận. - Lưu ý việc đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần mạch lạc, khoa học. - Khái quát, tổng kết lại vấn đề. Trả lời: Dàn ý tham khảo * Mở bài: Giới thiệu vấn đề - thái độ của con người đối với môi trường. * Thân bài: Ý 1: Giải thích môi trường là gì? Khẳng định thái độ của con người sẽ tác động đến môi trường. Ý 2: Thực trạng môi trường hiện nay. Ý 3: Thái độ của con người thờ ơ, không quan tâm đến môi trường - Biểu hiện của thái độ: + Con người thờ ơ trước cái đẹp của thiên nhiên + Con người thờ ơ trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường (ngắn gọn) + Chính sự thờ ơ đó đã khiến con người tiếp tục những hành động gây tổn hại đến môi trường - Nguyên nhân của thái độ: + Con người không ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống + Con người không ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ môi trường + Khoa học hiện đại khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên
Ý 4: Cảnh báo nguy cơ của sự thờ ơ mà con người dành cho chính môi trường sống của mình. Ý 5: Đánh giá thái độ và liên hệ bản thân * Kết bài: + Khẳng định ý nghĩa của vấn đề. + Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc thay đổi thái độ đối với môi trường. 3. Viết Viết bài theo dàn ý đã lập. * Bài viết tham khảo: Theo thống kê của các tổ chức khoa học trên thế giới, kể từ năm 1960, cứ mỗi giây trôi qua, hơn 1 héc-ta rừng bị phá hủy hoặc suy thoái nghiêm trọng do tác động của con người. Cứ mỗi năm, trái đất lại chứng kiến từ một đến năm loài động, thực vật tuyệt chủng. Dường như, văn minh của nhân loại đang được đánh đổi bằng sự hủy hoại môi trường. Nhưng con người ngày nay, vẫn còn số đông thờ ơ, không quan tâm đến môi trường mình đang sống. Môi trường: tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật, khí hậu,.... và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, càng nhiều phát minh mới ra đời nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, nhưng mặt trái của văn minh là những hệ lụy tiêu cực đối với môi trường. Nhà máy, rác thải, đồ nhựa, đồ điện lạnh, khí ga, đến cả giấy vở ta hay dùng…, những vật dụng gắn liền với đời sống con người lại gián tiếp khiến không khí ngày một ô nhiễm, nguồn nước ngày càng bớt sạch, rừng ngày một thu hẹp. Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó, rất đông người dù biết vẫn lựa chọn thờ ơ. Họ thờ ơ trước môi trường ngày một xuống cấp; thờ ơ trước không khí mịt mù khói bụi bao lấy họ trên những chiếc xe máy, ô tô mỗi ngày; thờ ơ trước dòng sông đã ngập đầy rác thải và bốc mùi hôi thối; thờ ơ trước tin vắn về một loài động vật hôm nay đã tuyệt chủng vì rừng bị người ta tàn phá; thờ ơ trước thông tin về băng tan, nước biển dâng, sa mạc hóa, tầng ozone chưa được vá xong… Họ thờ ơ trước cả lời cảnh báo, nhắc nhở của một người khác biết lo nghĩ cho môi trường này. Chính thái độ thờ ơ đó đã dẫn đến những hành động tiếp tay cho việc tàn phá môi trường. Người ta thẳng tay vứt rác xuống ao hồ, sông biển, núi đồi. Câu chuyện về những núi rác trên đỉnh Everest như một tấm kính chiếu rọi tất cả những mặt trái của con người - chúng ta có thể vĩ đại đến đâu khi chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới thì cũng chỉ là một người được xếp vào danh mục “kẻ hủy hoại môi trường, không có văn hóa” khi người đời sau xét đến. Người ta tiếp tục dùng các chất không thể phân hủy như bao bì ni lông, đồ nhựa. Người ta tiếp tục chặt cây, phá rừng. Người ta tiếp tục thải khí độc ra môi trường. Người ta tiếp tục săn bắt các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến sự phát triển của giới tự nhiên… Con người ta thờ ơ với môi trường xung quanh mình, thờ ơ trước cái đẹp của tự nhiên. Nếu không còn quý trọng vẻ đẹp của tự nhiên, thì việc thờ ơ trước sự xuống cấp của môi trường cũng là điều dễ hiểu. Sự thờ ơ ấy bắt nguồn từ việc nhiều người không ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống này. Họ cho rằng chuyện bảo vệ môi trường chỉ là việc của chính phủ, còn họ chỉ cần sống vui, sống tốt, sống giàu sáng, tận hưởng mọi tiện nghi dù phải đánh đổi bởi sự trong lành của môi trường sống. Hoặc do họ cho rằng tàn phá môi trường không phải chuyện quá to tát vì nguồn tài nguyên sinh ra là để cho con người sử dụng. Nguy hiểm hơn, sự thờ ơ còn đến từ nhận thức môi trường này không hề thay đổi. Tức là, có những người chẳng hề ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống. Bởi khoa học hiện đại, đời sống tiện nghi có khi đã khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên. Thái độ thờ ơ đối với môi trường thực sự là một suy nghĩ sai lầm, bởi vì nếu cứ tiếp tục những hành động đấy, nguồn nước sẽ ô nhiễm mà khiến con người ko thể uống, không khí ra ngoài hít toàn là khí độc, hệ sinh thái bất ổn. Và hậu quả lớn hơn là con người sẽ phải đối diện với tất cả những mầm bệnh do môi trường ô nhiễm đem lại. Nguy cơ của sự tuyệt chủng, của cái chết cuối sự sống ẩn hiện bất cứ lúc nào. Có một câu hát rằng: “Thế giới này không phải của chúng mình đâu, loài người được đằng chân rồi lân đằng đầu”, quả thực câu hát đã nói lên sự “quá đáng” của con người đối với Trái Đất này. Nếu không gánh vác những gì đã gây ra, một ngày nào đó, thiên nhiên sẽ trả lại con người tất cả những điều tệ hại ấy. Đâu đó giữa cuộc sống vội vàng này, ta vẫn bắt gặp thông tin của những tổ chức bảo vệ môi trường, những hiệp ước về ngăn ngừa biến đổi khí hậu, hoặc trông thấy một hành động đẹp như nhặt rác bỏ vào thùng. Những hành động đó có khi chỉ nhỏ như một giọt nước nhỏ, nhưng khi mỗi người gom lấy một giọt nước thì có thể góp được cả dòng sông xanh. Nhưng nếu chỉ có một, hai người làm, vài trăm, vài nghìn, vài trăm nghìn, vài triệu người làm đi chăng nữa, thì cũng không theo kịp độ bốc hơi của biển. Vì thế, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn cầu, của mỗi người đã được sinh ra trên Trái Đất này. Và khởi đầu của công cuộc đó, là thay đổi sự thờ ơ của nhân loại. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Nguyễn Trãi - "Dành còn để trợ dân này"
|
Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau trang 331, 32, 33 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Xu hướng sống đơn giản trong xã hội hiện đại.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Câu 1. Từ những hiểu biết về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản chính luận.
Soạn bài thực hành đọc Ngôn chí bài 3 trang 34 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả.
Soạn bài Dục Thúy Sơn trang 35, 36 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông. Sự suy ngẫm sâu sắc về lịch sử của tác giả.