Soạn bài Bếp Lửa Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ? Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ nhóm, nhen và hình ảnh bếp lửa đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó? * Chuẩn bị đọc Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em. Phương pháp: Chú ý lựa chọn kỉ niệm phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu Lời giải: - Kỉ niệm ở với ông bà khi ở quê lúc còn nhỏ - Kỉ niệm đáng nhớ khi sống bên anh chị em hồi nhỏ - Kỉ niệm hạnh phúc khi sống bên gia đình * Trải nghiệm cùng văn bản 1. Theo dõi: Chú ý những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trong ba khổ thơ đầu. - Từ ngữ: “chờn vờn”, “ấp iu”, “thương” … => Thể hiện sự tảo tần của người bà và tình yêu thương của người cháu dành cho người bà. 2. Suy luận: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà? - Thể hiện bà là một người bà tần tảo, dịu dàng, giàu yêu thương và luôn quan tâm đến con cháu nhưng đồng thời cũng thể hiện bà là người mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất. 3. Theo dõi: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên? - Hình ảnh “bếp lửa” ở các khổ trước là tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của người bà, là tình yêu thương về gia đình, về quê hương. Còn hình ảnh “bếp lửa” ở khổ thơ này thể hiện về ước mơ, hi vọng, ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu. * Suy ngẫm và phản hồi Nội dung chính: “Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước. Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ? Phương pháp: Xác định hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà. Tìm điểm khác nhau hình ảnh bếp lửa qua từng khổ. Lời giải:
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng. Phương pháp: Xác định biện pháp tu từ trong bài và nêu tác dụng Lời giải: - Cụm từ “một bếp lửa” lặp lại hai lần. => Cụm từ được đặt ở đầu hai dòng thơ mang đến âm hưởng ngân vang, sâu lắng và nhấn mạnh rằng hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa đặc biệt, luôn khắc sâu trong tâm hồn nhân vật trữ tình. - Điệp từ “trăm”, “có” kết hợp cùng thủ pháp liệt kê. => Nhằm diễn tả sự thay đổi, tìm thấy những niềm vui mới của người cháu. Thế nhưng, giữa thế giới bộn bề rộng lớn, cháu vẫn không bao giờ quên đi hình ảnh bà gắn với bếp lửa, những kỉ niệm thời sống bên bà, từng bài học mà bà dạy dỗ... Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì? Phương pháp: Xác định khổ thơ có chứa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong bài Lời giải: - Khổ 1: Tự sự + biểu cảm - Khổ 2: Tự sự + biểu cảm + miêu tả - Khổ 3: Tự sự + biểu cảm - Khổ 4: Tự sự + biểu cảm - Khổ 5+ 6: Miêu tả + biểu cảm - Khổ 7: Biểu cảm - Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ nêu bật hiện thực, khó khăn thiếu thốn của tuổi thơ người cháu khi sống bên bà. (tả bếp lửa chờn vờn, cảnh đói,…) Qua đó thấy được hình ảnh bà hiện lên trong tâm trí người cháu là hình ảnh bà tần tảo sớm hôm, chăm sóc cháu, bộc lộ cảm xúc trực tiếp yêu thương bà của tác giả Hồi tưởng lại kỉ niệm, tình cảm ấy, những hình ảnh sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền mạnh mẽ, sự sinh động, cụ thể, giàu tính triết lí sâu xa Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: - Mạch cảm xúc của văn bản: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng. - Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Tình cảm yêu thương của người cháu đối với người bà tần tảo, hi sinh vì gia đình. Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ. Phương pháp: Dựa vào tri thức ngữ văn đã học Lời giải: - Thơ tự do: 8 tiếng/ câu - Gieo vần: Vần chân và vần liền - theo cặp câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. => Góp phần thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này? Phương pháp: Học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài từ đó thấy được thông điệp tác giả gửi gắm trong bài thơ. Lời giải: Gia đình là cội nguồn của sức mạnh và chú trọng cuộc sống bình dị. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng trong cuộc sống đầy bộn bề, gia đình và những khoảnh khắc đơn giản như nấu ăn có thể mang lại hạnh phúc và sự thỏa mãn. Bài thơ này thể hiện lòng biết ơn và trân trọng những điều tưởng chừng như bình thường nhưng lại quý báu. Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ nhóm, nhen và hình ảnh bếp lửa đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó? Phương pháp: Tìm các câu thơ có chứa động từ nhóm, nhen, hình ảnh bếp lửa và nêu cảm nhận Lời giải: - Bài thơ thể hiện tư tưởng về tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước. - Các động từ “nhóm”, “nhen” góp phần thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng trong tình cảm của hai bà cháu; đặc biệt hình ảnh “bếp lửa” đã thể hiện tình yêu và hi vọng về một tương lai tươi đẹp. Câu 8 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đối với em. Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải: Mỗi khi ai hỏi em rằng: Người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời này là ai thì em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng: Người đó chính là mẹ. Mẹ của em là một nhà nội trợ. Công việc mỗi ngày của mẹ chính là nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc mọi người. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng nó thực sự rất vất vả. Mỗi ngày mẹ đều dậy từ rất sớm, và đến khuya mới đi ngủ. Tất nhiên, là mẹ cũng chẳng có ngày nghỉ nào cả. Vậy mà, trên khuôn mặt mẹ, lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy tình yêu thương nồng đượm cho em và gia đình. Tình yêu của mẹ dành cho em, thể hiện qua những món ăn ngon, chiếc áo trắng tinh thơm tho, chiếc chăn bông ấm áp… Và hơn cả, là những lời động viên, sự tin tưởng, ủng hộ vô điều kiện từ hậu phương vững chắc. Có lẽ chính vì thế, mà em yêu thương mẹ của mình rất nhiều. Tình yêu thương ấy sống trong từng giọt máu, từng tế bào, từng hơi thở. Mỗi khi phải xa mẹ, dù chỉ là một ngày, em cũng nhớ mẹ rất nhiều. Lúc nào, em cũng muốn được ở cạnh mẹ, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve mái tóc và thủ thủ những điều nhỏ nhặt. Thế nên, mỗi ngày em đều cố gắng học tập và phấn đấu trở thành một đứa con ngoan, để được thấy nụ cười hạnh phúc trên gương mặt mẹ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ)
|
Vẻ đẹp Sông Đà hiện lên như thế nào trong văn bản và được miêu tả từ những góc nhìn nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện Sông Đà từ những góc nhìn đó?
Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này. Sưu tầm một số câu nói của người thân, bạn bè có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Nêu đặt điểm và tác dụng của biện pháp tu từ này trong mỗi trường hợp.
Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu? Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng.
Đề bài: Làm một bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc của em về gia đình, bạn bè, thiên nhiên,…