Soạn bài Bố của Xi-Mông - Văn 9 tập 2 ngắn gọnSoạn bài Bố của Xi-Mông ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 2 Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn? Nội dung chính: Đoạn trích khắc họa hình tượng cậu bé Xi mông. Truyện bày tỏ niềm cảm thông với những nỗi đau , lỡ lầm của người khác. Đồng thời, nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người. Câu 1 trang 143 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biên của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp. Trả lời: 4 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến “chỉ khóc hoài”): Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông. - Phần 2 (Tiếp theo đến “một ông bố”): Phi-líp gặp và hứa sẽ cho em một ông bố. - Phần 3 (Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”): Phi-líp đưa Xi-mông về trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em. - Phần 4 (Còn lại): Xi-mông đến trường tin tưởng nói với các bạn rằng bố em là Phi-líp. Câu 2 trang 143 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn? Trả lời: - Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố. - Nỗi đau đớn ấy được khắc họa : + Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ. + Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,... + Cách nói năng : nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc. Câu 3 trang 143 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt. Trả lời: - Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành một đứa con không có bố. Tuy nhiên, đó vẫn là một cô gái đức hạnh, đứng đắn. - Bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách. Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình. Câu 4 trang 144 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông. Trả lời: Diễn biến tâm trạng của Phi-lip : - Khi gặp Xi-mông: cảm nhận sự đau khổ của em và an ủi em. - Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ có thể đùa bỡn với chị Blăng-sốt. - Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng. - Lúc đối đáp với Xi-mông: nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông, cảm mến em. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 30. Bố của Xi-mông
|
Soạn bài Ôn tập về truyện ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 2 Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 trong bảng thống kê đã có những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó
Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau đây: a) Những nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
Soạn bài Con chó bấc ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 3 Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
Soạn bài Kiểm tra về truyện ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 4 Chọn và phân tích một đoạn miêu tả đặc sắc cảnh thiên nhiên trong các truyện đã học. Ví dụ: cảnh bãi sông Hồng trong truyện Bến quê.