Soạn bài Cảnh ngày xuân - Văn 9 tập 1 ngắn gọnSoạn bài Cảnh ngày xuân ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 4 Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Bố cục: - 4 câu đầu : cảnh thiên nhiên ngày xuân. - 8 câu tiếp : lễ hội du xuân. - 6 câu cuối : cảnh du xuân trở về. Nội dung chính: Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Câu 1 trang 86 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. - Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật) Trả lời: 4 câu thơ đầu : - Khung cảnh mùa xuân: chim én chao liệng, trời xuân cao rộng, trong sáng, thảm cỏ non, vài bông hoa lê trắng. Cảnh ngập sắc trắng và xanh → tươi đẹp, êm đềm. - Cách dùng từ chọn lọc, tinh tế đầy sức gợi: “điểm” vài bông hoa khiến cảnh vật có hồn, không tĩnh tại. Miêu tả theo lối chấm phá điểm xuyết của thơ ca cổ. “Con én đưa thoi” một phép ẩn dụ nhân hóa tạo thêm nét sinh động cho cảnh sắc. Câu 2 trang 86 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. - Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,...). Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? - Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hây đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy. Trả lời: - Từ ghép là tính từ, danh từ, động từ gợi không khí lễ hội rộn ràng, náo nức, nhộn nhịp, đông vui : + Danh từ : yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần. + Động từ: sắm sửa, tảo mộ, đạp thanh, bộ hành + Tính từ : dập dìu, gần xa, nô nức, ngổn ngang. - Lễ hội truyền thống : đông vui, nhộn nhịp và cũng rất thiêng liêng (tảo mộ). Câu 3 trang 86 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về. - Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao? - Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao? - Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối. Trả lời:
6 câu cuối: Cảnh vật, không khí xuân đã vào chiều tà, không còn đông vui nhộn nhịp mà chuyển sang vắng lặng, nhẹ nhàng. Bởi chính con người đến cuối ngày cũng đã thấy mệt mỏi. Tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ tả cảnh mà còn tả tình, bộc lộ tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mác của con người. Câu 4 trang 87 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Trả lời: Thành công về nghệ thuật miêu tả : - Ngôn ngữ chọn lọc, giàu chất tạo hình. - Hệ thống từ ngữ đa dạng, từ láy giàu sức biểu cảm. - Bút pháp tả cảnh đặc sắc : tả điểm xuyết, vừa gợi vừa tả, tả cảnh ngụ tình. Luyện Tập: Trả lời câu hỏi (trang 87 SGK Ngữ văn 9, tập 1) Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. Trả lời: Từ hai câu thơ cổ năm chữ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa ”, Nguyễn Du đã sáng tạo nên câu lục bát: Cỏ non xanh tận chân trời, Trong văn học trung đại, các tác giả thường sử dụng những điển tích điển cố hoặc hình ảnh ước lệ tương trưng để miêu tả thiên nhiên. Tuy nhiên trong câu thơ của Nguyễn Du không chỉ là sự mô phỏng, đó còn là sáng tạo nghệ thuật Câu thơ cổ Trung Quốc chú ý đến hương thơm (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa. Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí. Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du
|
Soạn bài Thuật ngữ ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 5 Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường (thị: chợ - yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá, còn trong quang học (phân ngành vật lí nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thuật ngữ thị trường (thị: thây - yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?
Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh.
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. a.Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ có hợp lí không?
Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 1 Phân tích những nét ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.