Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức tập 1Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với những người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn? Câu hỏi 1 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ và thơ trữ tình. Kể tên các bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà bạn biết, ngoài các bài có trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Lời giải: * Giống nhau: - Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn - Nội dung: truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người viết * Khác nhau
* Thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà em biết: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Một mùa đông của Lưu Trọng Lư… Câu hỏi 2 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Tìm đọc thêm các truyện thơ dân gian nổi tiếng được in trong một số sách thuộc loại hợp tuyển, tổng tập (ví dụ: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 40 và tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000). Ghi lại phần tóm tắt nội dung các truyện thơ dân gian đã đọc cùng một số câu, đoạn thơ bạn cho là đặc sắc. Lời giải: * Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu - Tóm tắt nội dung: Truyện nói về nhân vật Lục Vân Tiên – người anh hùng trượng nghĩa, văn võ song toàn đã cứu giúp Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp. Từ đó xây dựng nên câu chuyện tình yêu đầy cảm động giữa hai người. - Một số câu thơ: Trước đèn xem truyện Tây minh, * Truyện Kiều – Nguyễn Du - Tóm tắt: Câu chuyện kể về cuộc đời mười lăm năm đoạn trường của Thúy Kiều với ba phần: Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ. - Một số câu thơ: Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh … Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca câm. Câu hỏi 3 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết. Lời giải: Đề bài: Tôn trọng sự khác biệt. Bài làm a. Mở bài: - Giới thiệu vào vấn đề bàn luận tôn trọng sự khác biệt của người khác. b. Thân bài * Giải thích thế nào là tôn trọng sự khác biệt - Sự khác biệt: là sự khác nhau về lối tư duy, suy nghĩ, tính cách của mọi người với người khác - Tôn trọng sự khác biệt chính là hành vi, thái độ chấp nhận sự khác biệt của người khác, nhận ra điều tốt trong đó để học tập hoàn thiện bản thân mình. * Sự cần thiết phải tôn trọng người khác - Mỗi người đều có suy nghĩ, cách nhìn nhận khác nhau về bất kỳ những vấn đề nào trong cuộc sống. Chúng ta tôn trọng quan điểm của họ chính là tôn trọng sự khác biệt trong họ. - Tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống hiện tại - Giúp chúng ta học được cách lắng nghe, đồng cảm với câu chuyện của người khác, và dần hoàn thiện bản thân mình hơn. - Nhận được sự quý trọng, tin tưởng và yêu thương từ mọi người xung quanh. * Dẫn chứng cụ thể * Phê phán những người có những hành vi không biết tôn trọng người khác. c. Kết bài - Kết luận lại vấn đề - Liên hệ với bản thân: phải biết tôn trọng quan điểm, sự khác biệt của người khác… Câu hỏi 4 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với những người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn? Lời giải: Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, em sẽ nêu yêu cầu sau trước khi cuộc thảo luận diễn ra: - Mọi người đều cần phải đóng góp ý kiến để bài thảo luận đạt hiệu quả cao nhất - Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó. - Nghiêm cấm các hành vi công kích, áp đặt lên quan điểm của nhau. - Đóng góp của mọi người đều sẽ được ghi nhận một cách công bằng, văn minh. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
|
Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào? Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”.
Xung đột chính trong đoạn trích là gì? Dựa vào đâu bạn nhận ra xung đột đó? Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện trong đoạn trích (dựa vào các lời thoại và hành động của nhân vật).
Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng? Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?
Trình bày báo cáo nghiên cứu kinh thành Thăng Long và Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam.