Soạn bài Thực hành đọc Nàng Ờm nhắn nhủ Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức tập 1Tìm hiểu khát vọng tình yêu tự do, ước mong hạnh phúc và cách ứng xử nhân văn của người từng chịu cuộc đời đau khổ được thể hiện qua văn bản. Xác định người kể chuyện trong văn bản và ý nghĩa của việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này. Nội dung chính: Văn bản kể về chuyện tình yêu của Nàng Ờm và chàng Bồng Hương, nhân vật mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải chịu số phận bất hạnh như họ. Câu hỏi 1 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Tóm tắt nội dung văn bản Lời giải: Văn bản “Nàng Ờm nhắn nhủ” nói về Nàng Ờm và chàng Bồng Hương quê ở đất Cành Nành, làng Ca Da, mường Kỳ Ống, là bạn bè từ thuở nhỏ, lớn lên, yêu nhau và mong được kết đôi vợ chồng. Nhưng do cha mẹ nàng Ờm ngăn cản, cấm đoán nghiệt ngã, họ đã tự kết liễu đời mình. Trở thành vợ chồng ở thế giới bên kia, linh hồn họ vẫn quẩn quanh trên núi Làn Ai để kể lại câu chuyện của mình cho những người còn sống rút ra bài học; mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải chịu số phận bất hạnh như họ. Câu hỏi 2 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Xác định người kể chuyện trong văn bản và ý nghĩa của việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này. Lời giải: - Người kể chuyện: nàng Ờm – nhân vật trong chính câu chuyện của mình - Ý nghĩa của việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật: dựa trên lời kể của chính nhân vật trong truyện, các tình tiết, diễn biến được kể theo lối sinh động, hấp dẫn hơn, giúp người đọc hiểu được tường tận câu chuyện hơn và thông điệp mà nhân vật muốn gửi gắm cũng trở lên rõ ràng hơn. Câu hỏi 3 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Tìm hiểu khát vọng tình yêu tự do, ước mong hạnh phúc và cách ứng xử nhân văn của người từng chịu cuộc đời đau khổ được thể hiện qua văn bản. Lời giải: - Trên cõi trần gian, nàng Ờm và chàng Bồng Hương chẳng đến được với nhau, nên họ đã quyết định cùng về chốn mường Ma để hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Cái chết đã giải thoát cho nàng, sang thế giới bên kia, có cuộc sống tự do, hạnh phúc với người mình yêu. Đó là một sự giải thoát một kết quả cao nhất của một tình yêu bị cấm đoán. - Nhưng nàng không hề oán trách cha mẹ, khi cha mẹ muốn đưa nàng về nhưng hồn vía nàng đã từ chối, xin ở lại núi Làn Ai. Qua đó, nàng muốn những người còn sống “Rút ra bài học” và “ Không phải chịu số phận bất hạnh” như Ờm và Bồng Hương. Câu hỏi 4 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Liên hệ với văn bản Lời tiễn dặn để rút ra những nhận định phù hợp, cần thiết về hướng tiếp nhận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Lời giải: - Chủ đề: thường hướng đến tình cảm đôi lứa - Cốt truyện: diễn ra theo một trình tự nhất định. Từ yêu nhau thắm thiết đến bị bố mẹ ngăn cấm, trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách cuối cùng cũng quay về được bên nhau - Hình thức: số từ trong một dòng, số câu trong một khổ, cách gieo vần, nhịp điệu đều tự do, phóng khoáng không theo bất cứ một quy luật nào. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
|
Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào? Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”.
Xung đột chính trong đoạn trích là gì? Dựa vào đâu bạn nhận ra xung đột đó? Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện trong đoạn trích (dựa vào các lời thoại và hành động của nhân vật).
Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng? Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?
Trình bày báo cáo nghiên cứu kinh thành Thăng Long và Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam.