Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn ngắn nhất - Văn 8 tập 1Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 1 Em hình dung công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.) Bố cục: - Hai câu Đề: Tư thế ngạo nghễ của người tù khi ở Côn Lôn. - Hai câu Thực: Sức mạnh phi thường của người chí sĩ yêu nước. - Hai câu Luận: Chí khí vững bền qua gian khó. - Hai câu Kết: Tinh thần lạc quan, dũng khí hiên ngang sắt đá. Nội dung chính: Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh kể về việc đập đá - công việc khổ sai người tù phải làm - làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy. Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta. Câu 1 trang 150 - Văn 8 Tập 1 Câu hỏi: Em hình dung công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.) Trả lời: Công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn: - Không gian, điều kiện : núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập. - Tính chất công việc : bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian. Câu 2 trang 150 - Văn 8 Tập 1 Câu hỏi: Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì ? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả. Trả lời: - Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa : + Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù. + Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng). - Giá trị nghệ thuật : giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh. - Khẩu khí : ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt. Câu 3 trang 150 - Văn 8 Tập 1 Câu hỏi: Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả. Trả lời: Phân tích bốn câu thơ cuối : - Ý nghĩa bốn câu thơ : dũng khí hiên ngang và tinh thần tự tin, lạc quan. - Cách thức biểu hiện : + Phép đối : “tháng ngày bao quả” - “mưa nắng càng bền” ; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”. + Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ. Luyện tập Câu hỏi 2 trang 150 Văn 8 tập 1 Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Trả lời: Cảm nhận của em sau khi đọc và học bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn": - Không có gì có thể làm những người anh hùng nản chí. Vẻ đẹp hào hùng của họ biểu hiện trước hết ở khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao. - Khẩu khí của cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những người anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước vào vòng tù ngục. Họ luôn cứng cỏi, vững tin và tiền đồ của đất nước và cách mạng. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 15 - Văn 8
|
Soạn bài Ôn luyện về dấu câu ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 2 Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết)
Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 1 Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng
Soạn bài Muốn làm thằng cuội ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 3 Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tập 1) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 2 a. Viết hai câu trong đó có một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ