Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Bảo kính cảnh giới - Văn 10 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Bảo kính cảnh giới. Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...). Câu 1. Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...). Phương pháp: - Đọc toàn bộ văn bản. - Chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,... Lời giải: - Toàn bài thơ không câu nào nhắc đến từ “hè” mà câu nào cũng toát lên màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hương vị của mùa hè: + Câu 1: “ngày trường” + Câu 2: “hòe lục” + Câu 3: “thạch lựu” + Câu 4: “hồng liên” + Câu 5: Chợ cá sinh hoạt nhộn nhịp cho thấy đây là mùa hè trời êm biển lặng nên người dân đánh cá nhộn nhịp + Câu 6: “cầm ve” + Câu 7+8: khúc nhạc Nam phong Câu 2. Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình. Phương pháp: - Đọc toàn bộ văn bản. - Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ. Lời giải: Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác: - Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ. - Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4. Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi: - Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy. - So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè: Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3 Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3) Câu 3: ngắt nhịp 3/4 Câu 4: ngắt nhịp 3/4 Câu 5: ngắt nhịp 4/3 Câu 6: ngắt nhịp 4/3 Câu 7: ngắt nhịp 4/3 Câu 8: ngắt nhịp 3/3 Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Phương pháp: Đọc toàn bộ văn bản. Lời giải: - Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ là: Đến với cảnh à quan sát à lắng nghe và liên tưởng – bộc lộ nỗi lòng. => Qua đó thấy được tình cảm yêu mến, thân thương của nhà thơ đối với thiên nhiên, tấm lòng thiết tha, nồng hậu của nhà thơ đối với con người. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7. Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận - tác giả Nguyễn Trãi)
|
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng việt. Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A (làm vào vở): Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Dục Thúy sơn. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ. Theo bạn, chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả thể hiện tập trung ở câu văn nào trong bài?Chỉ ra mạch lập luận của văn bản (có thể sử dụng sơ đồ). Tìm một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi.
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm. Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại. Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.