Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chân quê trang 94 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạoNhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào? Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này? Câu 1 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào? Phương pháp: Đọc lại văn bản và chọn lọc những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong bài thơ. Đồng thời chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy. Trả lời: Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc: buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật “em” bởi nhận ra sự thay đổi của người con gái mình yêu, cô gái ấy đã dần mất đi sự giản dị, mộc mạc ngày trước. Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện thông qua: - Từ ngữ, hình ảnh: “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”, “nào đâu cái yếm lụa sồi/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?/ Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?” Biện pháp tu từ: - Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái và liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật “em”. - Điệp cấu trúc: “nào đâu… cái” - Câu hỏi tu từ, câu cảm thán và thể thơ lục bát. Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”? Phương pháp: Đọc lại văn bản, dựa vào các câu thơ nêu cảm nhận của nhân vật “tôi” hình dung hình ảnh “em” hiện lên như thế nào. Trả lời: Hình ảnh “em” hiện lên trong cảm nhận của nhân vật “tôi”: - Trước đây: Là cô gái dịu dàng, giản dị, mộc mạc - “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” … - Hiện tại: Không còn mang dáng vẻ trong sáng, chân chất nữa – “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” … = > Sự thay đổi này khiến cho nhân vật tôi cảm thấy buồn bã, hụt hẫng - “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa. Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này? Phương pháp: Thông qua văn bản, hình ảnh và cảm xúc của các nhân vật trong văn bản, cho biết tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì. Trả lời: Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan
|
Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào. Tìm một văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (lưu ý dẫn nguồn đầy đủ). Cho biết loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và tác dụng của phương tiện ấy trong văn bản.
Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lý giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi ... Tiếng “leng keng tàu sớm khuya” vọng về từ quá khứ đã là một thanh âm mang sắc thái riêng của đất Tràng An”. Chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy. Bạn có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của tác giả trong mối tương quan với nội dung của văn bản?
Văn bản trên gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần. Sau khi đọc văn bản trên, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên?
Bài báo cáo của bạn được chọn để trình bày trong buổi tọa đoàn Khoa học và cuộc sống. Bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm.