Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chí khí anh hùng SGK trang 126 Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạoGiải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau? Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên? Câu 1 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau? Phương pháp: Dựa vào bài thơ, giải thích quan niệm về chí anh hùng theo chủ thể trữ tình. Sau đó nhận xét về quan niệm ấy trong các câu thơ. Trả lời: Quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là: nam nhi sinh ra trên đời này đầu đội trời chân đạp đất, mang nợ tang bồng (nghĩa đen: giỏi việc cung bắn, nghĩa bóng: nuôi chí tung hoành trời đất bốn phương giúp vua việc nước, việc đời). Cách thể hiện quan niệm ấy qua tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có một số điểm khác nhau. Cụ thể: - 8 dòng thơ đầu: nam nhi phải đầu đội trời chân đạp đất. Hơn nữa phải có chí bốn phương, tung hoành ngang dọc bốn phương, phải có cho mình một nghề nghiệp hoặc tài nghệ, tấm lòng phải rạng rỡ, không được làm gì sai với lẽ đời, có vay có trả sòng phẳng. Đặc biệt, đã là thân trai trong xã hội thì không được dễ dàng nản lòng, thấy khó là lui mà cần kiên trì rèn luyện bản thân, gặp thời ắt sẽ thăng tiến. - 4 dòng tiếp theo: đường đời quân tử trải qua đôi khi có những biến động, thử thách bắt buộc phải đối mặt để vượt qua. Khi gặp loạn lạc, chuyện bất bình, người chí khí thì không ngại ra tay phân xử hợp tình hợp lí. - 3 dòng thơ cuối: Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh ẩn dụ để ý nói thi đỗ và sẽ lập được công danh. Và khi đó có quyền được thảnh thơi vui sướng bầu bạn cùng rượu và ngắm nhìn trăng thanh gió mát, đó cũng chính là một cách để hưởng lạc. Câu 2 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy? Phương pháp: Dựa vào nội dung bài thơ, xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Xác định các từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu tác giả đã sử dụng, từ đó nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm hứng. Trả lời: - Cảm hứng chủ đạo: quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ. - Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là: + Giúp bài thơ toát lên âm hưởng mạnh mẽ, hùng tráng mang chí khí của đấng nam nhi. + Giúp tác phẩm trở nên thu hút, lôi cuốn, khích lệ kẻ sĩ hăng hái lập công. + … Câu 3 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên? Phương pháp: Từ nội dung văn bản và quan điểm của bản thân, nêu suy nghĩ về quan niệm: Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng” Trả lời: Quan niệm không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng” là quan niệm hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, để trở thành “anh hùng” của mọi người không phải ai cũng có thể giúp đỡ, bảo vệ mọi người xung quanh nhưng “anh hùng” của bản thân thì ai cũng có thể làm được. Việc sống có mục đích, sống để nuôi dưỡng “chí anh hùng” của bản thân là một lẽ sống ý nghĩa, lẽ sống ấy giúp con người ta sống tốt và hoàn thiện bản thân từ đó có thể phát triển bản thân thành con người có ích hơn cho xã hội. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống
|
Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau. Từ việc đọc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.
Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này. Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch
Người viết đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định: xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong văn bản? Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện có gì giống và khác với viết văn bản nghị luận về một kịch bản văn học?
Hãy lựa chọn và giới thiệu với các bạn cùng lớp một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.