Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Lời má năm xưa - Văn 10 CTSTSoạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Lời má năm xưa trang 70, 71 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Câu 1. Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát của văn bản. Phương pháp: - Đọc kĩ toàn bộ văn bản. - Chú ý những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm của nhân vật tôi. Trả lời: Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi: ''Tôi hối hận và bối rối'' ''Tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh ..'' ''Tôi không thể nào quên câu nói của má'' ''Tận đáy lòng, tôi không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối'' Nội dung bao quát ; nói về lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính Câu 2. Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Phương pháp: - Đọc kĩ toàn bộ văn bản. - Chú ý chi tiết chim thằng chài được cứu sống. Trả lời: Người thực sự cứu chim thằng chài chính là người má, dựa vào câu văn ''Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chài rới bên sông....Má bảo tôi ra bến vớt nó lên'' Câu 3. Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì? Phương pháp: - Đọc kĩ toàn bộ văn bản. - Chú ý câu hỏi của người má. Trả lời: - Câu hỏi như một lời răn dạy và trách móc với người con phải biết sống yêu thương muôn loài, hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu. - Sống cần có lòng thương cảm, thấu hiểu. Câu 4. Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật? Phương pháp: - Nêu lên suy nghĩ của bản thân. Trả lời: Giữa con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ có thể tác động lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài “vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi”. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên (Thơ)
|
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 71 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người, trong đó có sử dụng các từ ngữ gợi cảm xúc.
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Nắng đã hanh rồi trang 72 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ trang 73, 74, 75, 76, 77 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?
Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ trang 78, 79 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1.