Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc – Văn 10 Cánh Diều

Soạn văn 10 Cánh Diều bài Gió thanh lay động cành cô trúc. Văn bản là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3.

NỘI DUNG CHÍNH 

Văn bản là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. 

TÓM TẮT

Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Hai câu đề gợi lên cái thần thái của trời thu qua phông cảnh, đường nét rộng, thoáng đạt cùng một màu xanh ngắt. Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất khiến bức tranh thu tỏa ra một gam màu xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng. Hai câu luận, không gian và thời gian như được mở rộng ra, bức tranh thu trở nên thi vị hư huyền. Và trong lòng thi nhân lúc này cũng mang nặng nỗi u hoài không dễ gì tỏ bày. Kết thúc bài thơ là bức họa thật nhanh mà cũng thật đọng với nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến khi thẹn với ông Đào.

 1. CHUẨN BỊ 

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước văn bản.

- Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc.

Trả lời : 

- Đọc trước văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và ghi ra những điểm mà em thích thú cũng như những câu hỏi, băn khoăn muốn được giải đáp.

+ Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc của tác giả Chu Văn Sơn (1962 – 2019)

+ Điều em thích là cách cảm nhận, phân tích sâu sắc của tác giả về bài thơ của Nguyễn Khuyến

+ HS tìm đọc thêm toàn văn bài viết về Nguyễn Khuyến qua chùm thơ tu của tác giả Chu Văn Sơn. 

2. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Dự đoán xem tác giả muốn nhắc đến chùm thơ nào?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản.

- Dựa vào những dấu hiệu, hình ảnh được tác giả nhắc đến nhiều trong bài để dự đoán.

Lời giải: 

- Dự đoán: tác giả muốn nhắc đến chùm thơ về mùa thu.

Câu 2. Ở phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc điều gì?

Phương pháp: 

Đọc kĩ phần 2.

Lời giải: 

- Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu

Câu 3. Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ phần 3.

- Đánh dấu những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết.

Lời giải: 

- Nếu xanh ngắt rất đặc trưng cho sắc trời thu thì xanh biếc lại tóm đúng cái thần thái của nước thu.

- Chữ “song thưa” rất không đâu mà thật ăn nhịp

....

Câu 4. Hãy chỉ ra từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ phần 4.

- Đánh dấu những từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm.

Lời giải: 

- Từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4 là: hư huyền, bâng khuâng, lặng lẽ, u hoài, phân định, huyền hồ, thinh không, mênh mông, hồ nghi, thảng thốt, tĩnh lặng, xa vắng, đánh động, thẳm sâu, thanh vắng, thiên không, tình nồng

Câu 5. Những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó?

Phương pháp:

- Đọc kĩ phần 5.

- Đánh dấu những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó.

Lời giải: 

- Từ “cuối cùng” thể hiện đây là ý kết thúc so với các ý đã được trình bày trước đó.

*Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. Hãy chỉ ra các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và trình tự sắp xếp chúng.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản.

- Đánh dấu các luận điểm chính có trong văn bản.

Lời giải: 

Nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc em hiểu nói về bóng dáng cây cô trúc ẩn trong thế giới thi ca Nguyễn Khuyến. Hình ảnh thể hiện khí tiết của trúc, luôn biết giữ mình thanh cao, luôn xao mình dù chỉ là một làn gió thoảng. 

Câu 2. Em hiểu nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc thế nào? Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản ra sao? Hãy tìm những câu văn cho thấy sự triển khai ý này trong mỗi phần.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản để hiểu nhan đề bài viết.

- Tìm những câu văn thể hiện rõ nội dung được nêu ra ở nhan đề và toàn bài viết.

Lời giải: 

- LĐ1: Giới thiệu về cái thần của mùa thu trong thi ca (cụ thể bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến)

- LĐ2: 2 câu đề: cái thần thái của trời thu

- LĐ3: 2 câu thực: bức tranh thu thanh đạm cứ hạ dần độ cao

- LĐ4: 2 câu luận: Không gian thu cao rộng

- LĐ5: 2 câu kết: Nỗi niềm u ẩn của Nguyễn Khuyến

=> Trình tự sắp xếp: từ luận điểm khái quát với mục đích giới thiệu đến các luận điểm phân tích bài thơ được sắp xếp theo thứ tự các câu thơ: đề, thực, luận, kết.

Câu 3. Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy và phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể.

Phương pháp: 

Đọc kĩ những đoạn văn phân tích nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”.

Lời giải: 

- Thao tác chứng minh:

+ Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cành bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”

- Thao tác phân tích

+ Chữ “xanh ngắt”.... Ba chữ “mấy tầng cao”.... Chữ “cần”....Chữ “hắt hiu”....

- Thao tác bình luận

+ Đó là những gợn gió thật mong manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

=> Chỉ trong một đoạn trích phân tích 2 câu đề, tác giả đã sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận.

Câu 4.  đoạn văcu("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết?

Phương pháp: 

- Đọc đoạn văn cuối.

- Xác định kiểu câu được tác giả sử dụng chủ yếu.

Lời giải: 

- Tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu nghi vấn (câu hỏi tu từ)

- Tác dụng:

+ Tạo kết thúc mở, để lại dư âm trong bạn đọc

+ Ngầm khẳng định về việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.

Câu 5. Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn bản: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu"?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn được nêu ra trong đề bài.

- Chú ý những từ ngữ thể hiện những lĩnh vực kiến thức được tác giả vận dụng vào việc đọc hiểu.

Lời giải: 

Tác giả huy động kiếthứv điện ảnh qua cách sử dụng một số thuật ngữ: “nền phông, “hcảnh”, “tầm mắt”, “tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần”.

Câu 6. Liên hệ với bài Thu điếu đã học ở Bài 6, em hãy đề xuất một luận điểm (1 hoặc 2 câu) nêu rõ được tâm hồn và tài nghệ của Nguyễn Khuyến qua chùm thơ thu.

Phương pháp: 

- Đọc lại bài thơ Thu điếu đã học ở Bài 6.

- Đưa ra đề xuất của bản thân.

Lời giải: 

Qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta thấy ông là một con người tài năng, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết. Với cách dùng từ độc đáo, Nguyễn Khuyến đã thành công tái hiện khung cảnh đất trời thanh bình, yên ả khi ngồi câu cá trong “Thu điếu”. Nhà thơ cũng vẽ nên một bức tranh thu cao rộng, trong trẻo, gửi gắm tình cảm của bản thân với thế thái nhân tình trong “Thu vịnh”. Qua đó, ta cảm nhận được tâm hồn gắn bó khăng khít của Nguyễn Khuyến với thiên nhiên, cuộc sống.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 8. Văn bản nghị luận