Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Văn 9 tập 2 ngắn gọnSoạn bài Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 2 Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào? Bố cục: - Khổ thơ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời. - Khổ 2 và 3 : Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người. - Khổ 4 và 5 : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. - Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu ca Huế. Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Nghệ thuật: Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Câu 1 trang 57 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ. Trả lời: Mạch cảm xúc của bài thơ : từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. Câu 2 trang 57 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào? Trả lời: Hai khổ thơ đầu : - Mùa xuân thiên nhiên, đất nước tràn đầy sức sống : + Hình ảnh chọn lọc : dòng sông, bông hoa, chim chiền chiện. + Màu sắc tươi thắm, đặc trưng : xanh, tím + Âm thanh rộn rã, vui tươi : tiếng chim hót - Cảm xúc tác giả : Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng. Nhà thơ say sưa, ngây ngất, cảm nhận hình ảnh, âm thanh không chỉ bằng thính giác, thị giác mà còn bằng xúc giác. Câu 3 trang 57 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc”. Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? "Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc." Trả lời: Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc” : - Nhà thơ khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình : muốn làm “con chim hót”, “một cành hoa”, hay “một nốt trầm” trong bản thanh âm tươi đẹp. - Với lối điệp ngữ, ẩn dụ trong hình ảnh “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”, ta thấy tinh thần cống hiến vì đất nước của nhà thơ bền bỉ và to lớn nhường nào. Câu 4 trang 57 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gợi cảm, gần gũi, dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng như thế nào dể đạt được nhạc điệu ấy? Trả lời: Nhạc điệu bài thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố : - Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gần với dân ca, gieo vần liền tạo sự liền mạch cho cảm xúc. - Sự hài hòa giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ. - Câu từ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Câu 5 trang 57 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ? Trả lời: - Nhan đề : là một sáng tạo độc đáo. Khác với Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính),... Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải không chỉ là mùa xuân đất trời mà còn là mùa xuân đời người, nhỏ bé với khát khao cống hiến. - Chủ đề bài thơ : rung cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. Luyện tập Câu 2 trang 58 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Viết một đoạn văn bình luận một khổ thơ trong bài mà em thích. Trả lời: Bình luận về một khổ thơ yêu thích (Khổ thơ đầu) : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Khổ thơ đầu mở một bức tranh mùa xuân thiên nhiên bình dị, đơn sơ nhưng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Mùa xuân của Thanh Hải chỉ đơn giản là một bông hoa tím mọc lên giữa dòng sông xanh, và tiếng chim chiền chiện trong trẻo, màu sắc nhẹ, hài hòa, tràn đầy sức sống. Những thanh âm, màu sắc, hình ảnh ấy kết tụ thành “giọt long lanh”, để rồi tác giả không ngần ngại mà “hứng” lấy. Mùa xuân đất trời thiên nhiên tươi đẹp không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng xúc giác nữa. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ
|
Soạn bài Viếng lăng Bác ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 3 Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.
Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? Đoạn văn nêu ra ý kiến chính nào? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật Lão Hạc?
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài
Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.