Soạn bài Nam quốc sơn hà trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thứcSoạn Văn 8 bài Nam quốc sơn hà trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”? Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này? * Sau khi đọc Nội dung chính: Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Nhưng qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”? Phương pháp:
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của em để trả lời.
Trả lời: “Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em. Phương pháp: Giải nghĩa của từ và dựa vào văn cảnh để lý giải. Trả lời: Cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn. Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào? Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ, chú ý 2 câu thơ đầu Trả lời: Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ: - Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản - Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy? Phương pháp: Đọc và giải nghĩa câu thơ cuối để trả lời. Trả lời: - Câu thơ cuối cảnh báo quân giặc nhất định sẽ bại trận (chuốc lấy bại vong) - Bởi vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời. Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Phương pháp: Chọn câu thơ mà em ấn tượng nhất và lý giải nguyên do. Trả lời: Em ấn tượng nhất với câu thơ cuối cùng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Bởi vì câu thơ đó gợi lên kết cục thất bại thảm hại của quân giặc. Câu 6 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này? Phương pháp: Nêu nhận thức của em sau khi đọc xong bài thơ Trả lời: Bài học: Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Lời sông núi
|
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) trang 71 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) trang 75 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Trước những vấn đề của cuộc sống, không phải mọi người đều nhận thức giống nhau. Do vậy, chúng ta cần biết tổ chức thảo luận. Việc thảo luận đòi hỏi chúng ta phải nắm được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi.
Soạn Văn 8 bài Củng cố, mở rộng bài 3 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp. Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Soạn Văn 8 bài Chiếu dời đô trang 78 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. 1. Bài chiếu là một văn bản hành chính, nhưng vẫn đậm chất văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai. 2. Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.