Soạn bài Ngày 30 tết - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 2Nội dung bao quát của văn bản này là gì? Liệt kê những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích. Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết nào nói lên tình cảm đó? Phân tích thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết. Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về truyền thống văn hóa của người Việt Nam? Xác định thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Hướng dẫn đọc Câu hỏi 1 (Trang 48, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Nội dung bao quát của văn bản này là gì? Phương pháp: Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Văn bản kể về cuộc viếng thăm gia đình chồng cũ của chị Hoài, người chị dâu cả góa chồng trong nhà. Câu hỏi 2 (Trang 48, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Liệt kê những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích. Từ những chi tiết đã liệt kê đó, bạn hãy nhận xét tính cách của nhân vật này. Phương pháp: Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Những hành động, lời nói của nhân vật Hoài: - Ăn mặc giản dị, gương mặt nhân hậu với nụ cười tươi tắn. - Xởi lởi, vui vẻ hỏi thăm từng người trong gia đình chồng cũ, quan tâm từng chuyện buồn vui của từng thành viên trong gia đình cũ của mình. - Đều đặn, viết thư hỏi thăm các em chồng và bố chồng. - Dù bận rộn vẫn cố gắng thu xếp về an ủi gia đình chồng cũ khi có chuyện không vui.
- Mang theo những món đặc sản giản dị nhưng chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc từ những gì nhỏ nhất. -> Nhân vật Hoài là một người phụ nữ đảm đang khéo léo, giàu tình cảm và mạnh mẽ làm chủ số phận của mình. Đó là kiểu phụ nữ truyền thống, ân tình, thủy chung, là kiểu người lưu giữ những nét đẹp ngàn đời qua những biến thiên dữ dội của thời đại. Câu hỏi 3 (Trang 48, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của những chi tiết trong lời kể của chị Hoài về gia đình mới của chị. Phương pháp: Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Những chi tiết về gia đình mới của chị Hoài: Chồng mới và các con chị luôn ủng hộ chị về thăm gia đình cũ, thậm chí con chị còn nhét quà vào tay nải, giục chị đi nhanh, đòi thi thăm gia đình ông Bằng, còn nói về ông Bằng và các em chồng cũ của mẹ như chính ông ông và các cô chú của mình. Từ đó, có thể thấy gia đình mới của chị Hoài rất tôn trọng quá khứ của chị và cũng yêu quý gia đình cũ của chị như bản thân chị. Câu hỏi 4 (Trang 48, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết nào nói lên tình cảm đó? Phương pháp: Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Những hình ảnh, chi tiết nói lên tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài: - Ông Bằng sững người, xúc động khi nhìn thấy chị Hoài, ân cần hỏi thăm gia đình mới của chị. - Lý ôm chầm chị Hoài, nức nở. - Phượng reo lên, mừng rỡ nắm tay chị Hoài, mắt ngấn lệ khi thấy đôi gót chân nứt nẻ của chị Hoài. - Mọi người dồn dập hỏi thăm sức khỏe, gia đình và những công việc thường ngày. => Mọi người rất yêu thương và tôn trọng chị, vẫn coi chị là chị dâu cả trong nhà.
Câu hỏi 5 (Trang 48, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Phân tích thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết. Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về truyền thống văn hóa của người Việt Nam? Phương pháp: Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết: - Ông Bằng chỉnh lại trang phục, thành kính thắp hương khấn vái tổ tiên và những người đã mất. - Luận biến sắc khi thấy cha bỏ qua tên em trai. - Lý khéo léo chuẩn bị mâm côc, tự hào khoe biết khấn đúng bài kinh Phật. - Chị Hoài nhìn đăm đăm lên bàn thờ, thế chân ông cụ sau khi ông lui ra. Dù thời đại có thay đổi thì truyền thống văn hóa của người Việt Nam vẫn luôn tồn tại, sống mãi trong từng bữa cơm, từng câu khấn Tết, sự tưởng nhớ về những người đã mất, sự quan tâm chăm sóc của các thành viên gia đình với nhau,… Câu hỏi 6 (Trang 48, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Xác định thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Theo bạn, những giá trị tinh thần mà văn bản đề cao có cần được tiếp tục gìn giữ không? Vì sao? Phương pháp: Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Cần phải bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa gia đình trước những biến chuyển của thời cuộc. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7: Trong ánh đèn thành thị (Tiểu thuyết hiện đại)
|
Nhận xét mức độ đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội trong văn bản trên. Phần mở đầu của văn bản trình bày những nội dung gì? Phần nội dung nghiên cứu trình bày sản phẩm của dự án như thế nào? Thành lập nhóm và thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội mà nhóm quan tâm, sau đó viết bài báo cáo kết quả thực hiện bài tập dự án.
Bài cáo cáo của nhóm bạn được chọn để trình bày trong buổi toạ đàm báo cáo kết quả bài tập dự án của trường. Bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi toạ đàm.
Bạn hình dung như thế nào về đời sống thành thị trong các đoạn trích đã học? Liên hệ và so sánh với đời sống thành thị ngày nay. Kẻ bảng so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Bạn hãy rút ra những điều cần lưu ý khi: Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội và Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội. Thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học và viết báo cáo kế
Bạn hãy sưu tầm những tư liệu (hình ảnh, bài viết, đoạn phim tư liệu,…) về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và giới thiệu, chia sẻ với các bạn cùng lớp. Xác định bố cục của văn bản. Từ đó, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Văn bản Tuyên ngôn Độc lập gọi cho bạn suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?