Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều

Câu 1 trang 139 - Văn 9 Tập 1

Câu hỏi:

Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục 1.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?

Trả lời: 

Lời văn trong đoạn trích (a) mục I.1 là lời của ông giáo, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

Câu 2 trang 139 - Văn 9 Tập 1

Câu hỏi:

Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều

Trả lời: 

Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu. Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ, và xưa nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. Hoạn Thư trong cơn “hồn lạc phách xiêu” ấy vẫn biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận thật xuất sắc. Trong 8 dòng thơ, Hoạn Thư nêu lên 4 “luận điểm”:

- Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).

- Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).

- Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai.

- Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).

Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất khó “xử”:

Tha ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 10. Đồng chí
  • Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ?

  • Soạn bài Bếp lửa - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Bếp lửa - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Bếp lửa ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 5. Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?

  • Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 146 - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 146 - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 1 Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình. Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.