Soạn bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ Văn 8 Cánh Diều tập 2Đọc trước đoạn trích Người thầy đầu tiên; tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aitmatov). Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy. 1. Chuẩn bị: Yêu cầu ( trang 20 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 ): - Đọc trước đoạn trích Người thầy đầu tiên; tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aitmatov). - Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích: Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê hẻo lánh thuộc nước Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan (Kyrgyzstan) giữa những năm 20 của thế kỉ XX. Sau khi nội chiến tại nước Nga kết thúc, anh thương binh Đuy-sen (Dyuishen) trở về làng mở lớp cho trẻ em nghèo với bao khó khăn, thử thách, có cả máu và nước mắt. Ở vùng quê này, tư tưởng phong kiến và gia trưởng còn nặng nề, do đó, phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường, rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai (Altynai) lớn lên, đi học trường làng và gặp người thầy đầu tiên của mình. Trải qua bao sóng gió, An-tư-nai đã trưởng thành. Họ gặp lại nhau trong một hoàn cảnh trớ trêu: Thầy Đuy-sen năm xưa trở thành bác đưa thư, cô bé An-tư-nai đã là viện sĩ. Đoạn trích Người thầy đầu tiên sau đây kể về một sự kiện đau buồn của An-tư-nai khi cô còn học ở trường làng. Gắn với sự kiện ấy là hình ảnh thầy Đuy-sen, người thầy đầu tiên của cô. Lời giải: - Tác giả: Chingiz Aitmatov (1928-2008) là một nhà văn, nhà văn học và chính trị gia người Kyrgyzstan. - Ông được biết đến là một trong những nhà văn hàng đầu của Kyrgyzstan và đã viết nhiều tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn tới văn hóa và xã hội Kyrgyzstan và nhiều nước khác trên thế giới. 2. Đọc hiểu: * Nội dung chính: Văn bản Người thầy đầu tiên kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng. * Trả lời câu hỏi giữa bài: Câu 1 trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” “lặng người đi vì kinh hãi”? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi Lời giải: - Nguyên nhân khiến nhân vật "tôi" "lặng người đi vì kinh hãi" là vì cô bé nhận ra điều mà thím cô muốn làm với cô. Câu 2 trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Ý nghĩa của việc trồng hai cây phong là gì? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi Lời giải: Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong chính là hiện thân xúc động cho khoảng trời ấu thơ nghĩa tình, là nơi lưu giữ những kỉ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Câu 3 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Chú ý tâm trạng và tình cảm của An-tư-nai đối với người thầy. Lời giải: - Tâm trạng: bồi hồi, xúc động. - Tình cảm: trân trọng, kính mến người thầy. Câu 4 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Hình dung tình huống và sự việc sẽ xảy ra trong phần (2). Lời giải: - Điều bất ngờ đã xảy ra là việc thầy giáo Đuy-sen xuất hiện cùng hai viên cảnh sát. Câu 5 trang 23 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Chú ý ngôn ngữ và hành động của các nhân vật. Lời giải: - Ngôn ngữ và hành động: + Thầy Đuy-sen: lời nói nhẹ nhàng, ân cần. + Thím An-tư-nai: cư xử thô lỗ, lời nói khó nghe. Câu 6 trang 23 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Điều gì bất ngờ xảy ra? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi Lời giải: Điều bất ngờ đã xảy ra là việc thầy giáo Đuy-sen xuất hiện cùng hai viên cảnh sát. Câu 7 trang 24 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Chú ý ngôn ngữ và hành động của thầy Đuy-sen. Lời giải: - Thầy Đuy-sen giận dữ, nóng nảy, có những hành động dứt khoát. Câu 8 trang 25 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Những lời nhân vật “tôi” thì thầm có ý nghĩa gì? Lời giải: - Nhân vật "tôi" muốn nghe theo lời thầy Đuy-sen, muốn quên hết đi những tủi nhục mà mình phải chịu trong mấy ngày bị bắt. Cô muốn trở nên trong sạch, muốn bắt đầu lại một cuộc đời. Câu 9 trang 25 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Phần (3) là những lời tâm sự của An-tư-nai vào thời điểm nào? Lời giải: - Phần 3 là những lời tâm sự của An-tư-nai vào thời điểm cô đã lớn, đã trưởng thành. * Trả lời câu hỏi cuối bài: Câu 1 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về chuyện gì? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Văn bản Người thầy đầu tiên kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng. Truyện được kể ở ngôi kể thứ nhất làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. => Bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật. Câu 2 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần (3) cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước? Câu văn nào nói lên điều đó? Phương pháp: Đọc và tóm tắt nội dung chính Lời giải: – Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản: + Phần (1): Thầy Đuy-sen hứa sẽ bảo vệ An-tư-nai trước âm mưu của người thím, động viên cô lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng khi cùng cô trồng hai cây phong. + Phần (2): Biến cố đau buồn vẫn xảy ra với An-tư-nai và thầy Đuy-sen đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả để giải thoát cho cô. + Phần (3): Những suy nghĩ của An-tư-nai về con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa cô đi hôm ấy. – Nội dung phần (3) là những suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai ở hiện tại nên có sự khác biệt về thời gian kể chuyện so với hai phần trước – vốn là hồi ức của nhân vật. Câu văn nói lên điều đó: “Giá giờ đây tôi có thể tìm lại con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa tôi xuống núi, tôi sẽ phục xuống đất và hôn lên những vết chân của thầy tôi.”, “Thiêng liêng và diễm phúc thay ngày hôm ấy, con đường mòn ấy, con đường đã dẫn tôi trở về với cuộc sống, với niềm tin mới vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới, với ánh sáng.... Cảm ơn ánh sáng Mặt Trời, cảm ơn mảnh đất ngày hôm ấy...”. Câu 3 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ. Phương pháp: Đọc và chỉ ra các câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ. Lời giải: – Khơi gợi niềm lạc quan: “Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng.”. – Mong ước về tương lai tươi sáng: “Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...”. – Thể hiện tình thương yêu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt dành cho học trò: “Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy, em ạ, số phận em nhất định sẽ như thế. Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này. An-tư-nai ạ, ta sẽ tự tay trồng lấy hai cây phong này. Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ...”. Câu 4 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản và phân tích nhân vật thầy Đuy-sen Lời giải: Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?” Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?” Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp. Câu 5 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện? Phương pháp: Trả lời theo ý hiểu Lời giải: Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể rút ra một số nhận xét sau về số phận của những người phụ nữ trong câu chuyện: - Chịu nhiều thiệt thòi. - Bị đói nghèo, lạc hậu đoạ đày, mất hết quyền làm người. - … Câu 6 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy. Phương pháp: Viết đoạn văn Lời giải: Văn bản “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Chi tiết mà em ấn tượng nhất chính là khi thầy Đuy-sen sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho học trò của mình. Điều này không chỉ cho thấy tình cảm chân quý mà thầy dành cho các nữ sinh mà nó còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của thầy. Trước hoàn cảnh xã hội đất nước Cư-rơ-gư-xtan lúc bấy giờ, phụ nữ không được coi trọng và việc để phụ nữ đi học lại càng không. Thầy Đuy-sen đã dũng cảm chống lại những suy nghĩ lạc hậu đó để bảo vệ học trò của mình. Chính sự dũng cảm ấy đã cứu rỗi cả một cuộc đời của cô bé An-tư-nai, nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà sau này An-tư-nai đã trở thành một người có ích cho xã hội, khẳng định được vị thế của người phụ nữ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Truyện
|
Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.
Chọn một trong hai đề bài sau (1) Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc” (2) Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri)
Đoạn tóm tắt phần lược đi cho biết những thông tin gì quan trọng để hiểu đoạn trích? Trong phần (2) của truyện ngắn này, chi tiết nào khiến nhân vật “tôi” bỗng nhiên hoảng sợ?
Hãy giới thiệu một bài thơ có yếu tố tượng trưng mà em tâm đắc.