Soạn bài Nhân hóa trang 39, 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh DiềuSoạn bài Nhân hóa trang 39 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào? Viết 1 - 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối hình ảnh nhân hóa. Nhận xét Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: ÔNG TRỜI BẬT LỬA Câu 1 trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: 1. Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào? Phương pháp: HS đọc bài và trả lời câu hỏi Lời giải: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ: Chị, ông Câu 2 trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào? Phương pháp: Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải: Mây: kéo đến. Trăng, sao: trốn. Đất: nóng lòng, chờ đợi. Sấm: vỗ tay, cười.
Đất: hả hê, uống nước. Trời: bật lửa, xem. Câu 3 trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người? Phương pháp: HS đọc bài và trả lời câu hỏi Lời giải: Câu thơ: "Xuống đi nào, mưa ơi!" cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người. Luyện tập Câu 1 trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau: Đứng đâu là cao đấy Mà chẳng che lấp ai Dáng khiêm nhường mảnh khảnh Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo Đỏ môi ngoại nhai trầu Thương yêu đàn em lắm Cho cưỡi ngựa tàu cau. Phương pháp: HS đọc hai khổ thơ và trả lời câu hỏi Lời giải: Nhân hóa cây Cau giống như con người: Chẳng che lấp ai, da bạc thếch tháng ngày, tấm lòng thơm thảo. Câu 2 trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì? Phương pháp: Dựa vào các hình ảnh nhân hóa đã tìm được ở câu 1 để chỉ ra tác dụng của biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên. Lời giải: Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng: làm cây cau trở nên thân thiện, gắn bó với con người. Cây cau được trồng gần nhà nên cùng tham gia vào tất cả đời sống con người, như một người bạn thực sự. Câu 3 trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Viết 1 - 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối hình ảnh nhân hóa. Phương pháp: HS đặt câu có hình ảnh nhân hóa Lời giải: Tham khảo 1: Cây bàng rất buồn vì không còn được chứng kiến lũ trẻ chơi đùa hàng ngày. Tham khảo 2: Chú mèo nhà em hôm nay trông lười biếng đến lạ. Nghe thấy tiếng chuột con lít nhít râm ran trong tủ đồ mà chàng chuột ta không thèm đếm xỉa đến, cứ nằm lì mãi. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Như măng mọc thẳng
|
Soạn bài Những hạt thóc giống trang 41 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua?
Soạn bài Luyện tập tả cây cối trang 41 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Soạn bài Trao đổi: Như măng mọc thẳng trang 43, 44 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Chọn 1 trong hai đề sau: 1. Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3. 2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống.
Soạn bài Những chú bé giàu trí tưởng tượng trang 44, 45 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go? 4. Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu?