Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - Văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.

Bài nói chi tiết

      Chào thầy/ cô và các bạn. Trong bài nói hôm nay, mình xin phép được phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Giang (Bảo Ninh) – tác phẩm chúng ta vừa được học ở những buổi trước.

     Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh là một truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh. Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong Giang rất nhẹ nhàng, nhưng khắc khoải, khiến cho con người ta phải suy nghĩ mãi. Đó có lẽ là sự thành công trong truyện ngắn này của nhà văn Bảo Ninh.

     Chủ đề của Giang là sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh. Không giống với hiện thực chiến tranh ở các tác phẩm văn học cách mạng vốn là sự chiến đấu hay anh dũng, hiện thực chiến tranh trong Giang của Bảo Ninh là một hiện thực khác. Đó là một hiện thực với cuộc gặp gỡ thoáng chốc mà nỗi nhớ đến cả đời người, day dứt. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không cho con người ta ngày gặp lại. Hiện thực ấy cũng rất tàn khốc chẳng kém gì máu và đạn bom nơi chiến trường. Với một chủ đề như vậy, Giang đã thành công để bạn đọc đón nhận.

     Sự thành công của truyện ngắn này không chỉ nằm ở đề tài hay chủ đề mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" - trực tiếp tham gia vào câu chuyện, truyện ngắn trở nên gần gũi hơn khi là lời chia sẻ của người trong cuộc. Người kể chuyện ở đây dẫu "hạn tri" nhưng lại đúng là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực - không bao giờ biết được tất cả.

     Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công cho truyện ngắn này. Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời, số phận của con người trong chiến tranh. Từ đó, càng cảm thấy tự hào và biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc cho Tổ quốc.

     Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. Mình rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ cả lớp.

*

Bước 1: Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

- Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.

Sachbaitap.com

  • Soạn bài Ôn tập bài 8 - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Ôn tập bài 8 - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập. Lập bảng đối chiếu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, điểm nhìn trần thuật của các văn bản truyện đã đọc trong Bài 8 Đất nước và con người. Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh).

  • Soạn bài Hịch tướng sĩ - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Hịch tướng sĩ - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Hịch tướng sĩ. Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung? Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn nào để bày tỏ tình cảm của bản thân? Giọng điệu ở phần 3 là người trên nói với kẻ dưới hay là lời người đồng cảnh ngộ?

  • Soạn bài Nam quốc sơn hà - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Nam quốc sơn hà - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Nam quốc sơn hà. Ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bạn về bài thơ Nam quốc sơn hà. Xác định những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Đất nước - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Đất nước - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Đất nước. Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn. Hình ảnh "mùa thu nay" khác gì với "những ngày thu đã xa"? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?