Soạn bài Nói với con ngắn nhất Văn 7 tập 2 Kết nối tri thứcSoạn bài Nói với con SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác? Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác? Lời giải chi tiết: Nói với con thể hiện tình cảm của người cha với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng: những người dân tộc thiểu số, những người sống trong hoàn cảnh khó khăn. Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì? Lời giải chi tiết: Qua lời căn dặn, tâm tình, cha muốn con khắc ghi: - Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình. - Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở. - Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng minh” (những con người của quê hương). - Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương. Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của "con"? Lời giải chi tiết: - Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở: + Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó, ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ. + Mối quan hệ giữa "con" với quê hương, xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người, của ý chí, khát vọng sống. - Những mối quan hệ ấy giúp người con có được thái độ sống đúng đắn: tích cực, biết vượt lên những khó khăn, biết tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của "con". Câu 4 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về "người đồng mình", người cha muốn nhắn gửi con điều gì? Lời giải chi tiết: Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện qua các câu thơ: + "Người đồng mình yêu lắm con ơi" + "Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn/ ... Nghe con." Những vẻ đẹp ấy cho thấy ý chí, nghị lực sống của "người đồng mình", bao gồm cả người cha trong tác phẩm: biết thích nghi với hoàn cảnh, tìm cách khắc phục khó khăn, tự hào về quê hương, con người xứ sở. Câu 5 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ. Lời giải chi tiết: Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành
|
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành), người nghe có thể tán thành hay phản bác.
Soạn bài Củng cố và mở rộng bài 8 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 4. Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.
Soạn bài Thủy Tiên tháng Một SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.