Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập bài 4 trang 121 Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1

Vì sao trong truyện truyền kì (như Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi,...) luôn cần đến yếu tố kì ảo? Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng một truyện kể đã đọc là gì?

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số yếu tố kì ảo quan trọng và nêu tác dụng của nó trong các truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế Chọi

Văn bản

Yếu tố kì ảo

Tác dụng

Chuyện người con gái Nam Xương

 

 

Truyện lạ nhà thuyền chài

 

 

Dế chọi

 

 

Phương pháp: 

Xác định các yếu tố kì ảo trong 3 văn bản trên và điền vào bảng.

Lời giải: 

Văn bản

Yếu tố kì ảo

Tác dụng

Chuyện người con gái Nam Xương

- Phan Lang nằm mộng thấy có người con gái mặc áo xanh đến xin tha mạng. Ngày hôm sau có người đến tặng cho chàng một con rùa mai xanh. Nhớ đến giấc mộng nên chàng đã thả rùa. Cuối đời khai đại nhà Hồ, quân Minh lấy cớ đưa Trần Thiên Bình về nước đã phạm vào ải Chi Lăng, nhiều người hoảng sợ bỏ chạy ra biển và đều chết đuối. Xác Phan Lang lạc và động rùa và được Linh Phi cứu sống. Tại đây Phan Lang đã gặp Vũ Nương. Phan Lang được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế.

- Vũ Nương tự tử nhưng được tiên nữ cứu và sống dưới thủy cung.

- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trong làn sương khói, nói lời tạ từ rồi biến mất.

 

- Làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì

- Hoàn thiện nét đẹp vốn có của nhân vật VN - một người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, bao dung, nhân hậu và rất coi trọng danh dự.

- Chi tiết kì ảo làm tăng tính bi kịch của câu chuyện. Bởi Vũ Nương trở về nhưng vẫn xa cách ở giữa dòng. Nàng và chồng con giờ đây đã âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã mãi mãi rời xa. Đàn cầu siêu của Tôn giáo, sự ân hận muộn màng của người chồng không thể mang lại số phận tốt đẹp hơn cho người phụ nữ trong XH phong kiến.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng. 

- Góp phần thể hiện chiều sâu giá trị nhân đạo của tác phẩm

 

Truyện lạ nhà thuyền chài

- Gia đình Thúc Ngư xuống biển đón con dâu

Vợ là dòng dõi “hải tiên”

- Chi tiết rút đường của Ngoạ Vân

- Ngoạ Vân hiện nguyên hình, cứu gia đình chồng trong cơn bão biển

- Ngoạ Vân đã nhổ ra một điểm rãi trắng trao cho Thúc Ngư và dặn đem hoà với nước thì sẽ không bị chìm, nói xong hoá thành rồng bay về phương Tây Bắc.

- Những món ăn “ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường” mà cha Ngọa Vân thết đãi ông bà thông gia

- Hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển

 

Làm câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn hơn phù hợp với chủ đề và nhân vật. Chính những phép thần thông như vậy mới phù hợp với dòng dõi tiên của Ngoạ Vân. 

 

Dế chọi

– Tờ giấy bí ẩn của cô đồng

– Chi tiết Thành Danh tìm bắt dế chọi

– Chi tiết Thành Danh tìm bắt dế chọi lần hai

–  Con dế bé nhỏ nhưng sức lực khác thường, chiến thắng cả những con dế có sức vóc to hơn mình, thắng được cả con gà.

– Chi tiết con dế khi ở trong cung, mỗi lần nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt lại nhảy múa theo các tiết điệu.

– Chi tiết con trai của Thành Danh kể lại việc mình đã hoá dế lanh lẹ, chọi giỏi.

 

Nhờ những chi tiết kì ảo chúng ta có thể thấy được rằng điểm nổi bật của tác giả muốn truyền tải đó là: chỉ nhờ một con dế cũng làm thay đổi cả một cuộc đời.

 

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Vì sao trong truyện truyền kì (như Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi,...) luôn cần đến yếu tố kì ảo?

Phương pháp: 

Sử dụng tri thức ngữ văn về thể loại để thực hành

Lời giải: 

Trong truyện truyền kì luôn cần đến yếu tố kì ảo vì:

- Trong tác phẩm văn học, yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật. Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. Mặt khác, nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn.

- Mượn yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa để phản ánh xã hội đương thời.

- Qua yếu tố kì ảo để phản ánh quan niệm, phản ánh ước mơ và tư duy suy hình

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Có những điểm khác biệt nào trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này?

Phương pháp: 

Sử dụng tri thức ngữ văn về thể loại để thực hành

Lời giải: 

Điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này:

- Với truyện có sử dụng yếu tố kì ảo, người đọc thường phải chấp nhận những yếu tố phi thực tế và không tuân thủ theo quy luật tự nhiên. Điều này đòi hỏi người đọc phải có khả năng tưởng tượng. Truyện kì ảo thường mang đến thế giới độc đáo, những nhân vật và sự kiện không xảy ra trong thực tế tạo ra một thế giới thú vị cho người đọc.

- Với truyện không sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường, người đọc tập trung vào các sự kiện nhân vật có thể xảy ra trong thực tế, phản ánh cuộc sống hàng ngày và những vấn đề xã hội. Người đọc có thể dễ dàng đồng cảm, nhận ra những góa trị văn hóa, thông điệp sâu sắc từ câu chuyện.

Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh hoạ

Phương pháp: 

Sử dụng kiến thức tiếng Việt để thực hành

Lời giải:

 

Lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Khái niệm

Là việc nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hay một người nào đó và thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

Là việc thuật lại lời nói hay nêu lại ý nghĩ của người hoặc nhân vật khác. Lời dẫn gián tiếp thường sẽ có những điều chỉnh thích hợp ở trong đoạn văn và chúng không đặt bên trong dấu ngoặc kép.

Tác dụng

Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người, nhân vật.

Thuật lại lời nói và ý nghĩa của người, nhân vật, có điều chỉnh sao cho phù hợp với ngữ cảnh nói. 

Ví dụ

Tục ngữ đã có câu: “Lá lành đùm lá rách”.

Thúy Ngân bảo là ngày mai bạn ấy không đến được.

Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng một truyện kể đã đọc là gì?

Phương pháp: 

Sử dụng kiến thức tiếng Việt để thực hành

Lời giải: 

Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng một truyện kế đã đọc là cốt truyện.

Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Nêu một số điểm cần ghi nhớ khi kể lại một câu chuyện mô phỏng lại truyện đã đọc

Phương pháp: 

Sử dụng kiến thức của phần viết để thực hiện 

Lời giải: 

- Hiểu sâu, hiểu đúng về tác phẩm đã có

- Biến đổi nhân vật, tình tiết, và diễn biến theo cách của riêng để tạo ra một câu chuyện mới và độc đáo.

- có thể thay đổi cốt truyện để làm cho nó phù hợp với cái nhìn hoặc thông điệp riêng

- Mặc dù đang thực hiện sự sáng tạo, nhưng hãy cố gắng giữ nguyên tinh thần hoặc thông điệp cơ bản của câu chuyện gốc. 

Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Viết một đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học

Phương pháp: 

Rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc hiểu văn bản

Lời giải: 

Từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” em cảm nhận được vai trò của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là nguồn động lực to lớn, nguồn sức mạnh diệu kì, và nó thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Đó chính là sự hi vọng, sự tin tưởng, hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực, hiểu biết của bản thân hay sự tin tưởng vào những người xung quanh nữa. Thể hiện trong các mối quan hệ với những người xung quanh, ta tin tưởng vào những người tốt, mà không hề nghi ngờ, nghĩ xấu về họ. Chúng ta thấy rằng, nếu thiếu đi lòng tin, con người cũng mất đi tình yêu thương trong cuộc sống. Bởi em hiểu “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì sẽ còn đánh mất nhiều thứ quí giá khác nữa”!

Sachbaitap.com