Soạn bài Ôn tập làm văn (tiếp theo) - Văn 9 tập 1 ngắn gọnSoạn bài Ôn tập làm văn (tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 9. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (X) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó Câu 7 trang 220 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới? Trả lời: – Giống: phương thức biểu đạt chính là tự sự. – Khác: ở các lớp dưới, khi phân tích tác phẩm cũng như khi học ở phân tích Tập làm văn, lấy sự kiện và chi tiết làm nội dung chính. Còn lên lớp 9, ngoài nội dung đó, văn tự sự còn có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả (tả cảnh, chân dung nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật), nghị luận, độc thoại, đối thoại, người kể chuyện. Câu 8 trang 220 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không? Trả lời: - Văn bản có đủ yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng vẫn là văn bản tự sự vì : các yếu tố đó chỉ bổ trợ giúp làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. - Trong thực tế, ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất. Câu 9 trang 220 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (X) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai) Trả lời: Câu 10 trang 220 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 đến lớp 9 không phải bảo giờ cũng phân biệt bố cục rõ ràng ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sựu của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu? Trả lời: Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Nhưng tập làm văn tự sự của học sinh phải có đủ ba phần vì đây là bố cục có tính tổng quát nên để rèn tính chuẩn mực, khuân mẫu. Khi nào thành thạo, có thể không theo khuôn khổ đó mà vẫn đúng. Câu 11 trang 220 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ. Trả lời: - Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm nghệ thuật, nội dung tác phẩm, giúp học sinh thực hiện tốt hơn yêu cầu đọc - hiểu các tác phẩm văn học tương ứng. - Ví dụ : Những đoạn độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu được tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Hai; vai người kể chuyện trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giúp làm rõ hơn nội dung tư tưởng và làm tăng thêm chất chân thực của tác phẩm. Câu 12 trang 220 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc - hiểu văn bản tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ. Trả lời: - Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp các em hiểu sâu hơn lí thuyết trong việc viết bài văn tự sự, để các em có thể vận dụng sáng tạo cho bài viết của mình. - Ví dụ : Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 16. Cố hương
|
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 1 Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (hoặc truyện Cố hương của Lỗ Tấn) trong nửa trang giấy thi.
Soạn bài Những đứa trẻ ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 3 Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.