Soạn bài Ôn tập trang 109 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạoTrình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Câu 1 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin. Phương pháp: Dựa vào nội dung các văn bản thông tin đã học, trình bày đặc điểm theo ý hiểu. Trả lời: - Văn bản thông tin là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc. - Đặc điểm của văn bản thông tin: + Dữ liệu trong văn bản là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận + Văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. + Văn bản thông tin có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung. Câu 2 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sau: đề tài, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ. Phương pháp: Dựa vào nội dung, hình thức của ba văn bản, tóm tắt theo các phương diện đề bài đưa ra. Trả lời:
Câu 3 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy. Phương pháp: Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học, rút ra bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Đồng thời rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy. Trả lời: Bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin: - Phương tiện hình ảnh làm cho thông tin văn bản trở nên sinh động, cụ thể và dễ hiểu hơn. - Văn bản nhờ đó trở nên rõ ràng, rành mạch, thu hút người đọc. Điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện: - Các hình ảnh, số liệu, biểu đồ, phương tiện phi ngôn ngữ cần liên quan đến nội dung cần biểu đạt. - Nêu giải thích rõ ràng về ý nghĩa hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn đã trích dẫn. Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. Phương pháp: Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo, đưa ra những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. Trả lời: - Một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là: + Xác định vấn đề cần nghiên cứu. + Vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng mục đích. + Các thông tin, dẫn chứng cần phải rõ ràng, chính xác. + … Câu 5 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu. Phương pháp: Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo và thông qua quá trình thực hành viết, đưa ra những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu. Trả lời: Những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu: - Trình bày kết quả nghiên cứu theo trình tự của các mục tiêu đã nêu ở phần giới thiệu. - Diễn đạt súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu - Các số liệu, kết quả nghiên cứu cần chính xác, có tính xác thực trên thực tế, liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự. - Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt rõ nội dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận. Câu 6 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST): Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Phương pháp: Từ những gì đã học, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời: Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan
|
Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX. Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.
Theo bạn, ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (hay giả điên) và của một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp. Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống - Đó là vấn đề và Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch?
Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau? Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên?
Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau. Từ việc đọc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.