Soạn bài Ôn tập trang 54 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Ôn tập trang 54. Chia sẻ những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày lại những nội dung ấy một cách hiệu quả. Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. Phương pháp: Vận dụng cách viết một văn bản thuyết minh về hiện tượng tự nhiên Lời giải: - Tên nhan đề và tên các đề mục rõ ràng, mang tính khái quát - Giải thích hiện tượng tự nhiên, chính xác, dễ hiểu - Nêu rõ nguyên nhân hình thành, cách thức hoạt động, quá trình diễn ra của hiện tượng tự nhiên - Sử dụng đề mục và in đậm các từ khóa - Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ… để minh họa - Trích nguồn uy tín, rõ ràng. Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Tóm tắt hai văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? và Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng? theo các nội dung sau mục đích viết, nội dung chính, cấu trúc, cách trình bày thông tin, nhan đề và đề mục, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết, phương tiện phi ngôn ngữ. Phương pháp: Vận dụng tri thức đọc hiểu Lời giải: - Bạn đã biết gì về sóng thần? + Mục đích viết: Để người đọc cập nhật thông tin cơ bản về sóng thần. + Nội dung chính: Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sóng thần. + Cấu trúc: 3 phần Mở bài: giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tuợng sóng thần. Nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần. Kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần. + Cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu. + Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu. - Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng? + Mục đích viết: Để người đọc cập nhật thông tin cơ bản về sao băng và mưa sao băng. + Nội dung chính: Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sao băng và mưa sao băng. + Cấu trúc: 3 phần Mở bài: giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra sao băng và hiện tuợng mưa sao băng. Nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sao băng và mưa sao băng. Kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng mưa sao băng. + Cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu. + Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu. Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Xác định cấu trúc và câu chủ đề (nếu có) của đoạn văn sau: Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay. (Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”) Phương pháp: Vận dụng kiến thức về cấu trúc đoạn văn và câu chủ đề Lời giải: - Cấu trúc: Diễn dịch - Câu chủ đề: Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Khi viết văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên, cần lưu ý điều gì? Phương pháp: Vận dụng kiến thức xây dựng văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên Lời giải: Khi viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cần lưu ý: - Văn bản viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. - Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thường có cấu trúc gồm 3 phần: + Phần mở đầu: giới thiệu khái quát hiện tượng và quá trình xảy ra hiện tuợng trong thế giới tự nhiên. + Phần nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng. + Phần kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích. - Các từ ngữ được sử dụng trong văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên phải thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học…) động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái, từ ngữ miêu tả trình tự. Câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Chia sẻ những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày lại những nội dung ấy một cách hiệu quả. Phương pháp: Vận dụng linh hoạt các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe Lời giải: - Lắng nghe tất cả các thông tin - Tốc ký các thông tin chính, mang yếu tố quyết định. - Chú ý đến các dẫn chứng, số liệu để ghi nhớ thông tin nhanh hơn và hiểu đúng đối tượng. - Luyện giọng nói, học kỹ năng thuyết trình. - Xây dựng kịch bản kỹ lưỡng trước khi trình bày. Câu 6 (trang 54 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Từ những điều đã học trong bài này, em hãy trả lời câu hỏi: Sự kì bí của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ gì? Phương pháp: Vận dụng kỹ năng viết bài Lời giải: Sự kì bì của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ: - Là nơi chứa đựng nhiều bí mật thú vị, bất ngờ của thế giới tự nhiên. - Chúng ta cần phải đầu tư phát triển ngành khoa học thiên văn để tìm hiểu và phát hiện những điều mới mẻ và đẹp đẽ hơn của thế giới tự nhiên. - … Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Những bí ẩn của thế giới tự nhiên
|
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 58, 59, 60, 61, 62. Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu trang 62, 63, 64, 65. Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Bài ca Côn Sơn trang 65, 66. Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Thực hành tiếng Việt trang 66, 67. Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?