Soạn bài Sao băng SGK Ngữ Văn 8 Cánh Diều tập 1Soạn bài Sao băng trang 60, 61, 62, 63, 64 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Theo em, vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên? Chuẩn bị Yêu cầu (trang 60 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): - Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. - Khi đọc văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, các em cần chú ý: + Vì sao văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên? + Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng nào? + Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì? + Văn bản triển khai thông tin theo cách nào? + Qua văn bản, em hiểu thêm gì về hiện tượng được giới thiệu? - Đọc trước văn bản Sao băng và tìm hiểu thêm về hiện tượng tự nhiên này từ các nguồn thông tin khác nhau. - Em đã thấy hiện tượng sao băng chưa? Em nghĩ gì về hiện tượng này? Hãy chuẩn bị để chia sẻ với bạn khi đọc học bài này. Lời giải: - Văn bản Sao băng: + Văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên vì văn bản đưa ra giải thích, giải đáp các thắc mắc bằng những kiến thức khoa học cơ sở về một hiện tượng tự nhiên. + Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi). + Bố cục văn bản gồm 3 phần: • Phần 1 (từ đầu đến …hố lòng chảo sâu trên lục địa): giới thiệu và lí giải hiện tượng sao băng. • Phần 2 (tiếp đến …mưa sao băng khá thuận lợi): nguyên do xuất hiện và sự hình thành hiện tượng sao băng và mưa sao băng. • Phần 3 (phần còn lại): những điều kì thú khi sao băng rơi. + Văn bản triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, nhằm trả lời cho các câu hỏi đề mục trong văn bản (Sao băng là gì? Tại sao lại có mưa sao băng? Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kì không?...) + Qua văn bản, em đã biết thêm được những thông tin bổ ích như: lí giải nguyên nhân có mưa sao băng, chu kì xuất hiện của chúng và cách ước nguyện khi chúng xuất hiện như thế nào mà trước giờ em vẫn luôn thắc mắc. - Một số thông tin thêm về hiện tượng sao băng: + Quan niệm của con người về điềm báo sao băng: Cách đây hơn 2.000 năm, người Hy Lạp đã nhìn thấy sao băng và có những ghi chép về hiện tượng kỳ bí này. Tuy nhiên, những quan niệm về ý nghĩa sao băng vào thời điểm đó vẫn chưa xuất hiện. Thậm chí, nhà bác học Aristotle (384 - 322 TCN) còn sử dụng những lập luận khoa học để truy tìm ra nguồn gốc của sao băng. Theo ông, sao băng đơn thuần chỉ là kết quả tương tác giữa gió, đất, bụi, tạo ra các vệt lửa trên bầu trời tương tự như sấm sét. Mãi cho đến thời kỳ La Mã, những quan niệm tâm linh mới xuất hiện và được gắn với hiện tượng này. Họ cho rằng mỗi ngôi sao trên bầu trời là một ngọn nến được các thiên thần thắp sáng, tượng trưng cho sinh mạng của một con người. Khi một ngôi sao rơi xuống cũng đồng nghĩa với việc có một người vừa mất đi. Do đó, sao băng còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên của hiện tượng này là vào thời gian con tàu Titanic huyền thoại chìm xuống đáy đại dương cũng đã xuất hiện một cơn mưa sao băng. Ngoài ra, một số người còn nghĩ rằng hiện tượng sao băng xuất hiện có thể là do phù thủy làm phép. Chính vì thế mà cũng có nhiều quan điểm cho rằng sao băng tượng trưng cho điềm báo xấu, tương tự như sao chổi. Đối với người phương Đông, sao băng gắn liền với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó, người Trung Quốc cho rằng sao băng tượng trưng cho rồng hạ thế hay sứ giả của trời được phái xuống trần gian. Còn với người Trung Á, sao băng đôi khi là điềm báo cho thảm họa nhưng thỉnh thoảng cũng có thể là sự giàu có. Tuy nhiên, quan niệm về ý nghĩa của sao băng được nhiều người biết đến nhất là chúng tượng trưng cho điều ước. Nếu bạn ước nguyện một điều gì đó vào lúc có sao băng rơi, điều ước ấy sẽ thành hiện thực. - Em chưa từng chứng kiến hiện tượng sao băng. Tuy vậy, em đã từng được xem hiện tượng này rất nhiều trên các chương trình khoa học và trong các bộ phim. Theo em, hiện tượng này xuất hiện như một điều xảy ra trong tự nhiên, tuy nhiên nó cũng mang một ý nghĩa tâm linh nhằm lí giải cho những cầu nguyện, mong ước của con người trong cuộc sống. Đọc hiểu * Nội dung chính: Văn bản nói về một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của tự nhiên – sao băng. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, sự ra đời và hình thành của hiện tượng sao băng. Trả lời câu hỏi giữa bài Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đoạn sa pô này cho biết những gì? Phương pháp: Đọc đoạn sapo Lời giải: Đoạn sapo giới thiệu khái quát về sao băng, đặt câu hỏi về sự hiểu biết của người đọc với nó, từ đó khơi gợi người đọc nội dung của văn bản. Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Các đề mục in đậm nghiêng khác để mục in đậm trước đó ở chỗ nào? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: - Các đề mục in đậm nghiêng là những câu hỏi chính, giúp người đọc nắm rõ được các thông tin, kiến thức khoa học sẽ được diễn giải cụ thể trong từng phần đó về hiện tượng sao băng. Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Chú ý các nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn chú ý đến các nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng Lời giải: - Sao chổi là nguyên nhân xuất hiện sao băng. - Nếu một ngôi sao chổi bay qua Trái Đất, các bụi và khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng. Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nội dung chính của phần này là gì? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn. Lời giải: - Nội dung chính phần này cung cấp thông tin về tần suất xuất hiện của sao băng và mưa sao băng. Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Khi nào khó xem được sao băng? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn tương ứng với câu hỏi Lời giải: Việc quan sát sao băng sẽ khó khăn bởi mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí,... Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Người viết có tin vào điềm xấu hoặc điềm lành khi thấy sao băng không? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi Lời giải: - Người viết không tin vào điểm xấu khi thấy sai băng bởi đây đều là những quan điểm không có cơ sở khoa học, tất cả chỉ mang đậm tính chất duy tâm. Câu 7 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Vì sao người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi Lời giải: Vì người ta tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật. Trả lời câu hỏi cuối bài: Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Những thông tin chính mà văn bản Sao băng cung cấp là gì? Em dựa vào đâu để nhận biết nhanh các thông tin ấy? Phương pháp: Đọc văn bản, chú ý các đề mục in nghiêng đậm. Lời giải: Văn bản cung cấp các thông tin về sao băng, mưa sao băng (nguyên nhân xuất hiện, chu kì, cách quan sát, quan niệm về sao băng). Dựa vào các đề mục in nghiêng đậm ở đầu mỗi đoạn văn để nhận biết nhanh các thông tin. Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo cách nào? Tóm tắt các thông tin chính trong văn bản Sao băng bằng một sơ đồ tư duy. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản và phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3 Lời giải: - Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong bài theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: đưa ra các đề mục câu hỏi và diễn giải nội dung trong từng phần đó. - Tóm tắt các thông tin bằng sơ đồ tư duy: Câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản. Lời giải: Sao băng là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào Trái Đất. Trong khi đó thì mưa sao băng là do sao chổi tạo ra. Nếu một ngôi sao chổi đi qua trái đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyền làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng. Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này. Phương pháp: Trả lời theo cách hiểu của bản thân. Lời giải: - Dựa vào nội dung văn bản, theo em hiểu, hiện tượng này xảy ra khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó? Phương pháp: Trả lời theo mong muốn của bản thân Lời giải: Nếu được thấy sao băng, em sẽ ước mọi người trên thế giới đều được sống hạnh phúc, vì em mong muốn ai cũng có hạnh phúc khi được sống trên đời. Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Theo em, vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên? Phương pháp: Trả lời theo ý hiểu Lời giải: - Theo em, văn bản Sao băng được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì văn bản đưa ra giải thích, giải đáp các thắc mắc bằng những kiến thức khoa học cơ sở về hiện tượng sao băng. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Văn bản thông tin
|
Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64, 65, 66, 67, 68 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Chỉ ra cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI. Phân tích hiệu quả của cách trình bày và triển khai ấy.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68, 69 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc dạng nào dưới đây? Chọn phương án trả lời đúng. Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình từ nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1).
Soạn bài Tôi đi học trang 70, 71, 72, 73 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và nêu một số thông tin bổ sung (kênh chữ hoặc kênh hình) về hiện tượng lũ lụt chưa có trong văn bản này.
Soạn bài Tôi đi học trang 74, 75, 76, 77 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Để viết được bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, các em cần chú ý: