Soạn bài Thơ ca Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về thơ ca? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Em hiểu như thế nào về tâm nguyện của nhà thơ: “Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ”? * Suy ngẫm và phản hồi: Nội dung chính: Văn bản nói về vẻ đẹp và ý nghĩa của thơ ca đối với đời sống và tâm hồn của mỗi con người. Bài thơ phác họa những khoảnh khắc, sự kiện trong đời mà ở đó thơ ca hiện diện sống động gắn bó với con người: từ thời thơ ấu tới lúc già nua, trong những lúc vui mừng hay trái tim thổn thức, trong cả những lúc buồn bã, tuyệt vọng,… Song, tựu chung lại, dù trong khoảnh khắc, sự kiện nào thì thơ ca đều ôm ấp, chở che, xoa dịu và an ủi trái tim ra, khiến tái tim ta rung lên những giai điệu và xúc cảm tuyệt vời. Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về thơ ca? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Phương pháp: Liệt kê các hình ảnh so sánh trong bài và nêu hình ảnh em thích nhất. Lời giải: - Thơ như bài hát ru, như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công - Thơ giống như bà mẹ, như người yêu, thơ sẽ là con gái - Thơ như trái núi cao không thể tới, như cánh chim sà đậu xuống lòng tay - Thơ như đôi cánh nâng tôi bay - Thơ như là vũ khí trong trận đánh - Thơ là tất cả - Thơ là công viẹc tân cùng, là rảnh rỗi bắt đầu, … Em thích nhất hình ảnh thơ “Khi tôi nhỏ, thơ giống như bà mẹ/ Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu” Vì thơ ca theo chúng ta đến suốt cuộc đời, thơ ca là vĩnh cữu. Thơ luôn ân cần, chu đáo như vậy. Khi thì dịu dàng, đong đầy tình cảm luyện cho ta những tình cảm tốt đẹp như người mẹ, khi lại nồng nàn, đong đầy tình yêu lứa đôi. Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Em hiểu như thế nào về tâm nguyện của nhà thơ: “Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ”? Phương pháp: Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản để giải thích Lời giải: Ở đây, nhà thơ mong muốn được chân thành đóng góp bút lực và tiếng nói của mình cho thơ ca để cùng thơ ca tái hiện lại và tô điểm thêm cho mọi khoảnh khắc của đời sống. Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về vai trò của thơ ca nói riêng, văn chương nói chung với tâm hồn mỗi người. Phương pháp: Vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản để thực hành Lời giải: Từ bài thơ, ta có thể thấy trong mỗi giai đoạn của đời người, trong mỗi khoảnh khắc, sự kiện của đời sống, thơ ca đều cất lên tiếng hát của mình. Lúc là lời hát ru êm ả dành cho những bé thơ, lúc là lời thủ thỉ tâm tình cho những người đang yêu, khi lại là tình yêu thương, săn sóc, vỗ về dành cho những người lớn tuổi, khi lại là khúc ca đầy nhiệt huyết, khát vọng của cả một dân tộc khi đất nước phải chịu cảnh xâm lăng… Dù trong hoàn cảnh nào, thơ ca luôn chạm đến trái tim ta, làm rung lên biết bao cảm xúc, khơi dậy biết bao sự cảm thông và thương yêu trong mỗi tâm hồn người. Đó chính là vai trò của thơ ca trong cuộc sống của chúng ta. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2: Giá trị của văn chương (Văn bản nghị luận)
|
Xác định phần trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó. Theo em, trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đổ, sơ đồ,.... lấy từ Internet, chúng ta có cần dẫn nguồn không? Vì sao?
Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người"? Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?
Bài viết đã phân tích những phương diện nội dung nào của chủ đề truyện Bồng chanh đỏ? Từ đó, em rút ra kinh nghiệm gì khi phân tích nội dung chủ để của một tác phẩm văn học? Tác giả bài viết đã phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc về nghệ thuật truyện Bồng chanh đỏ như thế nào?
Câu lạc bộ Văn học tổ chức buổi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”. Em hãy nghe và tóm tắt bài thuyết trình và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận và bằng chứng.