Soạn bài Thời gian SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 2Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Thời gian. Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó. Nội dung chính: Qua những lời thơ giản dị, đầy hàm súc, Văn Cao muốn gửi gắm thông điệp tới bạn đọc sự tri ân với thời gian, tri ân những điều xưa cũ và ghi nhớ về những điều đẹp đẽ, đó chính là nét nghệ thuật mãi mãi trường tồn. *Trước khi đọc: Câu hỏi (trang 63 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ nào? Phương pháp: Vận dụng những hiểu biết của bản thân về những từ ngữ thường dùng khi hình dung về thời gian, từ đó liệt kê những từ ngữ tiêu biểu nhất cùng bạn bè trong lớp và giáo viên. Lời giải: - Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ: chảy trôi, năm tháng, qua đi, tuổi trẻ… *Trong khi đọc: Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Hãy tưởng tượng âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn. Phương pháp: Đọc kĩ câu thơ. Lời giải: - Âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn: vội vã, vang vọng… Nội dung chính: Bài thơ “Thời gian” giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui đã trải qua. *Sau khi đọc: Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian với con người? Phương pháp: Phân tích nội dung dòng thơ đầu tiên để thấy được những hình dung của nhà thơ về thời gian và về quan hệ giữa thời gian và con người. Lời giải: - Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung thời gian như một dòng nước trôi chảy không ngừng, con người không thể níu kéo, không thể nắm giữ thời gian. Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian? Phương pháp: Khai thác nội dung bài thơ, xác định hai hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” , từ đó phân tích ý nghĩa, nội dung của những hình ảnh đó và nêu cảm nhận của bản thân về thời gian từ hai hình ảnh ấy. Lời giải: - Hình ảnh chiếc lá khô và tiếng sỏi trong lòng giếng cạn có thể thể hiện sự suy tàn, khô héo, mất dần sức sống. Thời gian trôi đi khiến cho sự sống và cái đẹp cũng tàn phai. Câu 3 (trang 63 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Hãy chỉ ra: a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối. b. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) với hình ảnh “những chiếc lá” (ở sáu dòng thơ đầu). Phương pháp: Khai thác nội dung toàn bài thơ, tìm và phân tích nội dung, ý nghĩa của những hình ảnh mà đề bài đề cập tới ở sáu dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối để tìm ra điểm giống và khác giữa chúng. Lời giải: a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em ở sáu dòng thơ cuối là những hình ảnh gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người. b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh những chiếc lá khô ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai. Câu 4 (trang 63 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:
Phương pháp: Dựa vào nội dung bài thơ đã phân tích và những hình ảnh đề bài đưa ra trong bảng, nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh. Lời giải:
- Sự tương đồng giữa các hình ảnh:
Câu 5 (trang 64 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp,...) của bài thơ Thời gian. Phương pháp: Sau khi đã phân tích chi tiết nội dung của bài thơ, từ đó cảm nhận những vẻ đẹp trong nghệ thuật, đặc biệt là về nhạc điệu và đưa ra những nhận xét của chính mình. Lời giải: - Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gần như không có vần, nhịp thơ chậm rãi khiến giọng điệu bài thơ có sự giản dị, trầm lắng, dồn nén, hàm súc, giàu chất suy tưởng. Câu 6 (trang 64 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Đọc lại bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao. Phương pháp: Dựa vào nội dung phân tích chi tiết của hai bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) và Thời gian (Văn Cao) để tìm và chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả. Lời giải: – Điểm tương đồng: cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim), - Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước). Câu 7 (trang 64 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó. Phương pháp: Sưu tầm, tham khảo các nguồn tư liệu về những sáng tác âm nhạc của Văn Cao, từ đó lựa chọn nghe và cảm nhận về một bài hát mà mình ấn tượng nhất. Lời giải: Tham khảo - Bài hát: Tiến quân ca - Cảm xúc khi nghe bài hát: Bài “Tiến quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trong giai đoạn cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 – 1945), đặc biệt là thời điểm cách mạng Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực. Khi nghe những lời hát đầu tiên, em cảm nhận được sự hào hùng, quyết tâm ngoài ra những câu hát trên còn thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam - những con người cùng chung lí tưởng cứu nước và chung sức phấn đấu giải phóng đất nước. Lời bài hát rộn ràng, hào sảng chất chứa khí thế và sự tự hào tất thảy của những con người Việt Nam. “Tiến quân ca” không chỉ là một bài hát có giai điệu tuyệt vời mà lời ca trong bài hát này cũng đầy mĩ miều, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về một tập thể đoàn kết, vững mạnh thể hiện tinh thần quyết tâm không ngừng chiến đấu vì một đất nước Việt Nam vững bền. Khi nghe bài hát, em cảm thấy tự hào, được khơi gợi sức mạnh, niềm tin vào sự sống và những điều tốt đẹp trong tương lai. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Cái tôi - Thế giới độc đáo
|
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Đọc kết nối chủ điểm Ét-va Mun-chơ (Edvard Munch) và tiếng thét. Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng nào trong bức tranh Tiếng thét ? Những chi tiết đó gợi cảm giác như thế nào đối với người xem?
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Thực hành tiếng Việt. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) tự phác họa nét nổi bật trong tính cách của bạn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Đọc mở rộng theo thể loại Gai. Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”. Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối.
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng). Cách mở bài của văn bản trên có gì đặc sắc? Các luận điểm trong văn bản bàn về vấn đề gì? Những câu nào là câu chủ đề của mỗi luận điểm?