Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài thực hành đọc Ngôn chí bài 3 - Văn 10 KNTT

Soạn bài thực hành đọc Ngôn chí bài 3 trang 34 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả.

Câu 1. 

Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Trả lời:

- Đề tài: Nói chí

- Thi liệu: cảnh thiên nhiên trước am trúc - nơi yên tĩnh, bữa cơm có dưa muối, áo mặc gấm là, nước trong, ao thưởng trăng, vườn hoa, đêm tuyết rơi.

- Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

Câu 2. 

Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.   

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những chi tiết miêu tả thiên nhiên và thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình

Trả lời:

- Thiên nhiên: yên bình, thanh tĩnh, nên thơ, vừa giản dị vừa thanh cao

+ Khung cảnh nhìn từ một am trúc thanh bình, tách rời khỏi những ồn ào của cuộc sống.

+ Cảnh vừa nên thơ (có ao trong để ngắm trăng, có hoa, có tuyết rơi trong đêm), vừa giản dị (hình ảnh đất cày, ruộng vườn được cày cuốc).

- Tâm trạng nhân vật trữ tình:

+ Nhàn nhã, thanh thản: thả mình tận hưởng cuộc sống điền viên.

+ Hài lòng với cuộc sống, dù ăn cơm với dưa muối, mặc áo the.

+ Lãng mạn, thi sĩ: ngắm trăng, ngắm tuyết, làm thơ, ngâm thơ.

Câu 3. 

Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.     

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, rút ra kết luận về các yếu tố nghệ thuật của bài thơ

Trả lời:

- Câu thơ sáu chữ xen giữa các câu thơ bảy chữ, đặt ở dòng thứ tư. 

- Sự kết hợp các các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh thơ tinh mĩ, ước lệ, thể hiện tâm hồn của thi sĩ.

- Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian (cơm ăn dầu có dưa muối).

Câu 4. 

Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả    

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ,phân tích và rút ra kết luận về vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả

Trả lời:

- Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

- Tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ.

Sachbaitap.com

  • Soạn bài thực hành đọc Bạch Đằng hải khẩu - Văn 10 KNTT

    Soạn bài thực hành đọc Bạch Đằng hải khẩu - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Dục Thúy Sơn trang 35, 36 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông. Sự suy ngẫm sâu sắc về lịch sử của tác giả.

  • Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền trang 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại. Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

  • Soạn bài Dưới bóng hoàng lan - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Dưới bóng hoàng lan - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Dưới bóng hoàng lan trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu cần chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?

  • Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a. Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”. Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.