Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức tập 1Thể hiện nội dung của hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp. Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Câu hỏi 1 (trang 89 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Hãy tìm trong các bài viết của mình hoặc bạn bè một số trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa. Lời giải: - Ví dụ như trong bài viết miêu tả nhân vật thị Nở có câu: “Thị quá là xấu xí, khiến ma chê quỷ hờn, mọi người đều không để ý đến.” → câu văn này có chứa từ được dùng trong văn nói “ma chê quỷ hờn” vì vậy có thể sửa lại như sau: Thị Nở là một người đàn bà xấu xí đến mức mọi người đều xa lánh và không để ý đến thị. - Khi viết về “Cầu hiền chiếu” có bạn viết: “Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhậm quả là những người sáng suốt, họ đã nhận ra yêu cầu cấp thiết của thời đại và đưa ra được…”. → câu văn có sử dụng từ “quả là” thường được dùng trong văn nói vì vậy ta có thể sửa lại như sau: “Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhậm đều là những người sáng suốt, họ đã nhận ra yêu cầu cấp thiết của thời đại và đưa ra được…” - Khi nói về “Vợ nhặt” của Kim Lân, có bạn viết: “Tràng đúng là một tên ngốc nghếch, đang trong lúc đói kém như vậy lại đèo bòng.” → từ chỉ văn nói ở đây là từ “đúng là” và ta có thể sửa lại như sau: “Tràng hẳn là một tên ngốc nghếch, đang trong lúc đói kém như vậy lại đèo bòng.” Câu hỏi 2 (trang 89 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Lời giải: Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là: - Hắn vừa đi vừa chửi … cũng không ai biết… - Hắn về lớp này trông khác hẳn … trông gớm chết. - Họ bảo nhau … Ồ hắn kêu! - Chỉ biết rằng thị … mang ra cho Chí Phèo. - Hắn tự hỏi rồi tự trả lời … chỉ gây kẻ thù. Câu hỏi 3 (trang 90 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Chọn một cảnh có hội thoại trong một bộ phim hoặc một chương trình trên truyền hình và nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong cảnh này. Từ đó, hãy đánh giá hiệu quả trình bày, truyền đạt thông tin bằng lời nói ở ví dụ mà bạn đã chọn. Lời giải: Dẫn chuyện: trong một cảnh phim về gia đình, hai nhân vật mẹ và con đang nói chuyện với nhau về vấn đề điểm kém: - Mẹ: Sao điểm của con lại kém như vậy? - Con: Con xin lỗi! - Mẹ: Nhìn bạn X đi! Lần nào cũng xếp thứ nhất kia kìa! Rốt cuộc con học hành cái kiểu gì vậy hả? (Cô bé rơi vào trầm tư rồi nhìn vào người mẹ…) - Con: Rốt cuộc mẹ muốn con được điểm cao để làm gì? Để mẹ đi khoe với những người bạn khác của mẹ, để mẹ nở mày nở mặt… Mẹ có thực sự biết năng lực của con không?... Cái mẹ cần là tốt cho con hay là chỉ cần mấy cái con số kia? - Mẹ:… Mẹ cũng chỉ muốn tốt cho con thôi! - Con:… (Đi về phòng và đóng cửa lại) → Trong cảnh này, ngôn ngữ nói được thể hiện qua những từ “như vậy”, “vậy hả”, “thôi”, “để làm gì”,… Đây đều là những ngôn ngữ dùng để đặt câu hỏi thể hiện sự nghi hoặc về một vấn đề nào đó, muốn được biết rõ nhưng với thái độ không bình tĩnh mà có chút nóng giận. → Việc truyền đạt lời nói trong ví dụ này không hiệu quả bởi người mẹ vẫn chưa nhận được câu trả lời mà bà vốn muốn và câu trả lời của người con cũng không đầy đủ thông tin mà hỏi ngược lại. Nhưng đổi lại, ta có thể nhận thấy sự thay đổi trong nhận thức và cảm nhận của mỗi nhân vật, người mẹ vì muốn tốt cho con mình nên mới hỏi về vấn đề điểm số nhưng người con thì hiểu nhầm đó và cho rằng đó là sự đòi hỏi quá đáng và gây áp lực lên người con. Bởi vậy, trong cuộc đối thoại ta nhận thấy được tâm tư, tình cảm của nhân vật thay đổi theo chiều hướng xấu. Câu hỏi 4 (trang 90 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Thể hiện nội dung của hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp. Lời giải: Thể hiện nội dung đoạn hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết: Người mẹ mệt mỏi tâm sự với đứa con: - Mẹ thấy mẹ thất bại, mẹ chẳng làm gì nên hồn. Mẹ nuôi con cũng làm con bị bệnh. Mẹ thấy mẹ nghèo hèn nên ai cũng có quyền mắng mỏ, chà đạp mẹ. Mẹ không biết rằng mình phải làm gì nữa. - Không biết cũng không sao, mẹ bảo con không ai biết mọi thứ trên đời rồi cơ mà! – Happy an ủi mẹ. - Mẹ có nói gì nữa không? - Mẹ bảo không biết thì cần phải học. - Nhưng sao khóa học làm mẹ này mẹ học mãi chưa xong? Nhận xét: - Phương tiện ngôn ngữ nói: âm thanh. Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt ánh mắt, cử chỉ điệu bộ. - Phương tiện ngôn ngữ viết: chữ viết. Phương tiện hỗ trợ dấu câu. Câu hỏi 5 (trang 90 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Lời giải: Những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: - Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi. Hoặc hai bên có thể trực tiếp giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung. Tuy nhiên, do giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thời, mau lẹ nên các phương tiện ngôn ngữ thường không được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng. Trong khi đó, người nghe cũng phải tiếp nhận lĩnh hội nhanh nên cũng ít có điều kiện suy ngẫm và phân tích. - So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng và chính xác. Trong khi đó, người đọc cũng có điều kiện đọc đi đọc lại, phân tích và nghiền ngẫm nội dung văn bản. Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết thì cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. Đồng thời giao tiếp theo hình thức này thường nảy sinh những thắc mắc nhưng những thắc mắc ấy lại không thể giải quyết được tức thì. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận
|
Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.
Trình bày ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội.
Qua việc đọc ba văn bản trong bài đọc, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều gì? Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?
Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được tác giả sử dụng trong văn bản. Vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn. Cách triển khai các luận điểm trong văn bản.