Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tiếng đàn mưa Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa. Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 47 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em cảm động. 

Phương pháp: 

Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ.

Lời giải: 

- Em rất ấn tượng với bài hát: Chưa bao giờ mẹ kể của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa. Được trình bày bởi ca sĩ Erik và Min.

- Bài hát Chưa bao giờ mẹ kể là một trong những bài hát mang ca từ cực kỳ xúc động, chạm đến trái tim của nhiều người, ca khúc được viết ra để thể hiện niềm biết ơn với mẹ, một người luôn quan tâm, chia sẻ, tần tảo hy sinh vì các con. Hãy nghe bằng cả trái tim bạn sẽ thấy bài hát này cực kỳ hay và ý nghĩa.

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

Phương pháp: 

Đọc đoạn thơ đầu và chỉ ra những sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa.

Lời giải: 

- Những sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa:

+ “hoa, thềm lan (thềm nhà), nước non.”

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Những nơi mưa rơi xuống

Phương pháp: 

Đọc đoạn thơ hai để chỉ ra những nơi mưa rơi xuống

Lời giải: 

- Lầu.

- Thềm lan.

- Nẻo dặm ngàn.

- Nước non.

- Ngoài nội trên ngàn.

- Đầm, nẻo đồi.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Cách sử dụng các biện pháp tu từ.

Phương pháp: 

Đọc đoạn thơ ba để chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng

Lời giải: 

- Điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”; “mưa”.

- Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” phải rơi lệ.

Phương pháp: 

Đọc đoạn 4 để chỉ ra nguyên nhân khiến nhân vật phải rơi lệ

Lời giải: 

Nhân vật “khách tha hương” rơi lệ do nhớ về quê hương, sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.  

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Phương pháp: 

Đọc kĩ bài thơ, kết hợp với kiến thức về thể thơ để chỉ ra đặc điểm.

Lời giải: 

- Đặc điểm:

+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).

+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần

Phương pháp: 

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để chia bố cục và nội dung chính các phần.

Lời giải: 

- Bố cục, nội dung chính:

+ Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa. 

+ Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

+ Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống. 

+ Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ. 

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.

Phương pháp: 

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để chỉ ra từ ngữ được sử dụng nhiều lần và chỉ ra tác dụng

Lời giải: 

- Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ:

+ Mưa (hoa).

+ Rụng.

+ Rơi.

+ Xuống.

+ Nước non.

+ Ý khách.

+ Bóng dương

- Tác dụng của việc lặp lại những từ ngữ ấy:

+ Nhấn mạnh những hành động, trạng thái khác nhau của mưa xuân và cảnh vật trong mưa.

+ Làm rõ hơn tâm trạng của người khách tha hương khi nhìn mưa xuân.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?

Phương pháp: 

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để đưa ra đặc điểm chung của sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa. Từ đó rút ra tâm trạng của tác giả.

Lời giải: 

- Đặc điểm chung là đều trong trạng thái rụng rơi, gợi lên những nỗi buồn miên man.

- Khắc họa tâm trạng: Một nỗi lòng đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn, những kí ức về mảnh đất quê hương đã trôi mãi vào khoảng không gian kí ức rất xa, không thể quay lại.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.

Phương pháp: 

Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra mối liên hệ.

Lời giải: 

Mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối:

+ Trong ba khổ thơ đầu, hình ảnh nước non luôn xuất hiện cùng hình ảnh mưa, hiện lên với dáng vẻ hùng vĩ, nên thơ, tươi sáng. Điều này trái ngược hoàn toàn với nội dung hai câu thơ cuối, khi “hàng lệ rơi” của “khách” đã “tắm” màu sắc sầu đau, nhớ nhung cho cả hai câu.

+ Hình ảnh nước non là tiền đề, ‘chất xúc tác” dấn đến tâm trạng của người khách cố hương. Chính vì nhìn cảnh vật nước non trong mưa, ‘khách” mới bồi hồi nhớ lại quê cũ.

Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?

Phương pháp: 

Đọc lại toàn bài đưa ra điều em ấn tượng nhất và lí giải

Lời giải: 

- Em ấn tượng với hình ảnh “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”.

- Đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật. Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại.

Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật “khách tha hương” trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Đoạn văn tham khảo

    Bài thơ Tiếng đàn mưa của nhà thơ Bích Khê đem đến cho bạn đọc thật nhiều cung bậc cảm xúc. Bao trùm tác phẩm là nỗi nhớ quê hương của nhân vật “khách” khi ngắm nhìn cảnh mưa xuân. Cảnh mưa trong bài hiện lên đẹp đẽ, nhẹ nhàng, trong trẻo biết bao! Ta thấy một thềm lan, thềm hoa tuôn hoa mưa; những đồng nội bạt ngàn, căng tràn sức sống trong mưa; một tiếng đàn bay bổng; bóng dương tà im ắng; và hình ảnh nước non hùng vĩ. Chứng kiến cảnh vật đẹp như trong tranh ấy, người cố hương say mê, yêu thích, nhưng rồi lại trầm xuống vì bồi hồi nhớ quê hương. Sau tất cả, điều đọng lại trong tâm trí người đọc lại là “muôn hàng lệ rơi” của người khách tha hương. Hàng lệ không chảy theo hạt, mà được miêu tả là “muôn”, diễn tả sự đau đớn như xé lòng của “khách”. Đọc bài thơ, tôi cảm giác mình cũng đang sầu đau, khóc thầm, nhớ quê hương biết nhường nào!

Sachbaitap.com