Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ngắn nhất - Văn 8 tập 2

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 3. Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ.

Câu 1 trang 97 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

y chỉ ra các yếu tỏ biểu cảm trong phần I -Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì ?

Trả lời: 

Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm.

- Những yếu tố đối lập:

   + Những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu >< những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do

   + Chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột >< đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường

   + Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi >< xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái

- Giọng điệu châm biếm, mỉa mai:

   + Bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng

   + Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy

   + Khạc ra từng miếng phổi

Những yếu tố biểu cảm đặc sắc đã làm tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn và vì thế, làm tăng sức tác động và sự thuyết phục đối với người đọc, người nghe, giúp cho người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa để làm bia đỡ đạn cho chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Câu 2 trang 97 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?

" Tôi muốn nói với tất cả các bạn câu chuyện làm Việt luận....để bắt trẻ em ngày ngày đến trường"

Trả lời:

- Đoạn trích đã thể hiện:

   + Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

   + Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.

   + Tình cảm ấy thể hiện:

   + Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: nỗi khổ tâm, nói làm sao, …

   + Câu văn thể hiện nỗi buồn, thái độ bất bình: "Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa".

   + Câu văn mang giọng điệu mỉa mai: "Sao không có một "hang" nào đó …"

Câu 3 trang 98 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.

Trả lời: 

- Về lí lẽ: Giải thích thế nào là học vẹt, học tủ? Việc học vẹt, học tủ dẫn đến hậu quả gì đối với mỗi người nói riêng và xã hội nói chung?

- Về yếu tố biểu cảm: Cần bày tỏ tình cảm đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi kiến thức (nếu là học vẹt) và lối học cầu may (nếu là học tủ).

Tham khảo:

Chúng ta không nên học vẹt và học tủ. Vì đây không phải là lối học đúng đắn. Nó mang lại hiệu quả kém cho người đọc. Học vẹt là học thuộc làu làu không suy nghĩ. Học tủ là chỉ học một vài bài dựa trên may, rủi mà thành công. Học vẹt, học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức, sự nghèo nàn trong học vấn. Người hay học vẹt, học tủ luôn thua sút các bạn. Sau này khi ra trường, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội. Vì vậy, ngay từ bây giờ người học sinh phải tránh học vẹt và học tủ.

Sachbaitap.com


Xem thêm tại đây: Bài 26 - Văn 8