Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất Văn 7 tập 2 Cánh diềuSoạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài? Trả lời: - Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về lòng yêu nước. - Câu văn ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Trả lời: - Phần 1: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta - Phần 2: Biểu hiện của lòng yêu nước qua các thời kì lịch sử - Phần 3: Lời kêu gọi biến lòng yêu nước thành hành động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; tham khảo mẫu sau:
Trả lời:
Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) Đọc phần (2) và cho biết: a) Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào? b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được điều gì? Trả lời: a) Các dẫn chứng trong bài được sắp xếp theo trình tự thời gian từ trong lịch sử đến trong cuộc kháng chiến hiện đại. b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện sự đa dạng của biểu hiện lòng yêu nước. Không chỉ là các chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận mới thể hiện lòng yêu nước, ngay cả những người ở nhà, họ cũng có cách khác thể hiện lòng yêu nước của mình. Câu 5 (trang 39 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào? - Mục đích chính của văn bản là nhằm kêu gọi mọi người biến tinh thần yêu nước thành hành động cụ thể. - Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy từ việc chỉ ra tinh thần yêu nước có từ trong lịch sử đến trong kháng chiến hiện đại. Mọi người đều có cách thể hiện lòng yêu nước khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là độc lập dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần phải biểu hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động thực tế vào công việc kháng chiến. Câu 6 (trang 39 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt...)? Trả lời: Qua văn bản này, em học được cách viết bài văn nghị luận là - Bố cục đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài - Mở bài phải khái quát và nêu rõ vấn đề cần bàn luận - Thân bài cần đưa ra lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính - Kết bài cần nêu cảm nhận, khẳng định lại vấn đề nghị luận. - Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí, rõ ràng. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Nghị luận xã hội
|
Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.
Soạn bài Tượng đài vĩ đại nhất SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn".
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Viết bài văn trả lời cho câu hỏi “Thế nào là lối sống giản dị?”