Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn nhất - Văn 8 tập 1

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 1 Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Câu 1 trang 58 - Văn 8 Tập 1

Câu hỏi: 

Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Con tru (Trung Bộ)

Con trâu

Trái mận (Nam Bộ)

Trái roi

Mần (Nam Bộ)

Làm

Tía (Nam Bộ)

Cha

Câu 2 trang 59 - Văn 8 Tập 1

Câu hỏi: 

Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ).

Trả lời: 

- Một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác:

+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác).

Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

Câu 3 trang 59 - Văn 8 Tập 1

Câu hỏi: 

Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?

a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

c. Khi phát biếu ý kiến ở lớp.

d. Khi làm bài tập làm văn.

e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo.

g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

Trả lời:

   - Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a

   - Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Câu 4 trang 59 - Văn 8 Tập 1

Câu hỏi: 

Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương

Trả lời: 

   - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

   Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

(tê – kia, ni – này)

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 5 - Văn 8