Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều

Viết bài văn nghị luận nêu ý kiến của em về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hàng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Định hướng

Câu 1 (trang 137 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Xem lại văn bản Tôi có một giấc mơ và cho biết:

- Hiện tượng đời sống bài viết đưa ra là gì?

- Vì sao tác giả lại viết về hiện tượng đó?

- Mục đích của người viết là gì?

Phương pháp:

Đọc đoạn văn đầu tiên và chỉ ra cách giới thiệu của tác giả.

Trả lời:

Hiện tượng đời sống bài viết đưa ra đó là sự phân biệt màu da ở Mỹ.

Câu 2 (trang 137 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Xem lại văn bản Tôi có một giấc mơ và cho biết: Vì sao tác giả lại viết về hiện tượng đó?

Phương pháp:

Gợi lại kiến thức về văn bản đã học, dựa vào nội dung chính để xác định được hiện tượng đời sống. 

Trả lời:

Tác giả viết về hiện tượng phân biệt màu da vì hiện thực xã hội ở Mỹ người da đen bị đối xử phân biệt, không có sự công bằng bình đẳng. Họ bị đè nén, đàn áp mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 137 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Xem lại văn bản Tôi có một giấc mơ và cho biết: Mục đích của người viết là gì?

 

Phương pháp:

 

Gợi lại kiến thức về văn bản đã học, dựa vào nội dung chính để xác định được mục đích. 

 

Trả lời:

Mục đích của người viết là kêu gọi mọi người chung tay, đoàn kết đứng lên để lấy lại quyền bình đẳng công bằng, để xã hội không còn những bất công, đàn áp và khổ đau. 

Thực hành viết

Câu hỏi (trang 138 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Viết bài văn nghị luận nêu ý kiến của em về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hàng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay. 

Phương pháp:

Gợi lại kiến thức về văn bản đã học, dựa vào nội dung chính để xác định được mục đích. 

Trả lời:

Bài kham khảo 1

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp.

Có thể nói, thay đổi của giới trẻ không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, ở tóc tai, ở cách ứng xử mà thể hiện nhiều ở ngôn ngữ, ở lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” của tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu vì các bạn dùng tiếng lóng trong cộng đồng teen.

Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp báo mua tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, không mở thời sự để xem tin tức vào mỗi 19 giờ tối hàng ngày. Giới trẻ ngày nay, chỉ cần một chiếc laptop, một chiếc smartphone là các em có thể nắm bắt toàn bộ thông tin, tin tức của thế giới. Thế nhưng, những vấn đề về thế giới, về quân sự, về chính trị, văn hóa của đất nước hay thế giới không phải là vấn đề mà các em quan tâm. Vì vậy, vốn hiểu biết thực tế của giới trẻ ngày càng hạn chế.

Đối với các bạn trẻ, việc sử dụng ngôn ngữ riêng biệt như thế này cũng có những tác dụng nhất định như rút ngắn được thời gian khi gõ phím hay trò chuyện, khi trò chuyện. Đồng thời, nó cũng tạo điểm nhấn riêng cho mỗi cuộc nói chuyện cũng như làm tăng lên cá tính của các bạn. Thế nhưng, các bạn không thể lường trước được những hậu quả của từ việc sử dụng ngôn ngữ như vậy. Thứ nhất, nó làm méo mó đi sự trong sáng của tiếng việt, tiếng dân tộc thiêng liêng. Nó tạo nên một thói quen không tốt trong tác phong sinh hoạt hằng ngày nói chung và trong giao tiếp nói chung. Thứ hai, nó khiến cho người khác cảm thấy khó hiểu, thậm chí là khó chịu khi phải tiếp xúc với những loại ngôn ngữ như vậy. Bên cạnh đó, nó sẽ tạo thành một trào lưu, một tác động xấu làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội…

Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng giới trẻ sử dụng ngôn ngữ 1 cách sai lệch như vậy? Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta có thể nhắc tới là sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội. Thông qua việc giao tiếp tràn lan, mất kiểm soát trên các trang mạng xã hội, ngôn ngữ teen code nhanh chóng trở thành một thứ “mốt” thời thượng của các bạn trẻ. Họ bị ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè và các sản phẩm trên mạng. Bên cạnh đó, tâm lý học theo, tâm lý theo số đông lại càng khiến cho teen code tác động sâu vào các bạn trẻ. Cùng với đó, gia đình và nhà trường vẫn chưa có sự quan tâm sát sao đối với con em trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

Còn đâu việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo lời dạy của Bác Hồ vẫn căn dặn chúng ta. Vẫn biết rằng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người cần phải đổi thay và phải tiếp thu những cái mới. Nhưng ngôn ngữ của teen thì ngày càng đi ngược lại với thuần phong mỹ tục tốt đẹp mà cha ông ta đã bao nhiêu đời nay vun đắp, xây dựng. Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, tiếng lóng, hay những từ những câu thiếu văn minh lịch sự là điều đáng phê phán, đáng lên án. Việc sử dụng những ngôn ngữ có biến đổi để phù hợp với giới trẻ nên được kiểm soát, để tránh tình trạng lạm dụng và làm mất đi cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Các bạn teen cần biết đâu là tốt, đâu là xấu; cần phân biệt được sự sáng tạo và sự biến đổi theo hướng thụt lùi. Người lớn cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, uốn nắn, răn dạy để bọn trẻ có hướng đi đúng với xã hội.

Ngoài ra các cơ quan chức năng, cơ quan văn hóa cũng nên có những biện pháp, những hướng xử lý đối với các bộ phận teen đang ngày càng làm mất đi cái hay của tiếng mẹ đẻ. Có như vậy, thì ngôn ngữ mới không bị biến đổi theo hướng tiêu cực như ngày hôm nay.

Thầy cô – những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn sinh viên, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Bản thân thầy cô cũng cần sử dụng những ngôn ngữ có tính chuẩn mực cao. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.

Nhà trường cần định hướng cho sinh viên những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, tổ chức những cuộc thi, tạo môi trường tích cực, phát huy cũng như khích lệ tinh thần học hỏi để các em nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những sinh viên đi ngược lại xu thế đó.

Trước thực trạng đó, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Nhà trường và xã hội phải có những phương pháp giáo dục cụ thể để định hướng các bạn học sinh biết được tác hại của teen code cũng như bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Gia đình cũng cần sát sao hơn với con cái, trao đổi, tâm sự với con cái nhiều hơn để biết được những thay đổi tâm sinh lý của con. Mỗi người hãy là một tấm gương trong giao tiếp để các bạn thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Bản thân các bạn trẻ cũng phải có ý thức trong việc rèn luyện và bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ cũng như trau dồi khả năng ngoại ngữ thật tốt.

Tiếng Việt là thứ tiếng trong sáng và vô cùng ý nghĩa với mỗi con người. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt cũng chính là trau dồi bản thân cũng như thể hiện tình yêu nước. Giới trẻ cần có nhận thức đắn hơn trong việc trau dồi bản thân cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

Bài kham khảo 2

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tiếng Việt có một hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm và chữ viết, cách dùng từ, đặt cậu,.. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép dung nạp tạp chất. Do đó, tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, những yếu tố khác. Vậy mà thực tế hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp giới trẻ kết hợp cách nói hay viết giữa tiếng ta với tiếng nước ngoài theo kiểu “nửa nạc nửa mỡ”, họ sử dụng tiếng nước ngoài một cách tuỳ tiện, thiếu ý thức, trong một câu tiếng Việt thường chêm vào một vài từ nước ngoài. chẳng hạn : “Trông con bé đó kute quá”, “Điện thoại sắp hết tiền rồi làm sao gọi cho honey đây”, “Anh ấy handsome thật!”, “Các superstar thích xài mobile loại xịn”,  “ Idol của tao kìa”, rồi nào là hotboy, hotgirl, …

Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web…, song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.

Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam… Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp. Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường”?

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Chính vì vậy việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là công việc của tất cả mọi người đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải biết rằng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của mình, vì vậy phải làm cho nó ngày càng phong phú, giàu đẹp hơn, phải biết phát huy tính văn hoá của dân tộc không nên làm mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt, không nên quá lạm dụng tiếng nước ngoài. 

Bài tập

Câu 1 (trang 140 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Tìm từ ngữ phù hợp với những chỗ trống trong đoạn văn phân tích dẫn chứng sau đây để làm sáng tỏ luận điểm: "Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài của giới trẻ hiện nay có nhiều biểu hiện phức tạp, cho thấy sự tuỳ tiện, thiếu ý thức của một bộ phận thanh thiếu niên."

Thật vậy, giới trẻ thường sử dụng tiếng lai căng, pha giữa □ và tiếng Việt. Họ không ngần ngại nói với tất cả các đối tượng tham gia hội thoại bằng các dạng cấu trúc như: “ok thầy, □, □  (1); hay “trông con bé kute quá”; “anh ấy □ thật!”, “mình là □ của anh ấy”, nhóm ấy toàn các anh chuẩn □", “các superstar thích xài mobile loại xin", "Idol của tao kia" (2), thậm chí, con nghiện (điện thoại) lại viêm dạ dày (sắp hết tiền) rồi làm sao gọi cho honey đây" (3) Nếu các trường hợp thuộc dạng (1) là kiểu kết hợp từ giữa tiếng Anh với từ □ khá phổ biến hiện nay, kể cả trong giao tiếp dạng nói cũng như dạng viết thì các ví dụ thuộc nhóm (2) cho thấy những cấu trúc phức hợp hơn với nhiều yếu tố tham gia để tạo câu, trong đó, giới trẻ có xu hướng chọn một yếu tố nước ngoài được cho là trọng điểm thông báo để chen vào cấu trúc □ tiếng Việt. Còn kiểu thứ (3) là sự pha tạp giữa ngoại ngữ và □ trong cấu trúc lời thoại. Chưa hết, việc sinh dùng từ ngữ ngoại lai còn khiến nhiều bạn trẻ thay vì nói “tạm biệt" sẽ là bye" hoặc "bye bye"; lời □ là sorry nha!”; cảm ơn là "thanks"... Kiểu sử dụng tiếng nước ngoài một cách vô thức thế này dường như đã làm cho nhiều đối tượng “quen” đến mức quên mất cả từ □ tương ứng. Đây rõ ràng là một số biến chứng" của song ngữ Anh – Việt, tạo ra những cấu trúc kì quái, làm mất đi tinh chất đặc trưng và sự trong sáng của các ngôn ngữ.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn văn, tìm từ ngữ phù hợp, chú ý liên kết các câu và làm sáng tỏ luận điểm.

Trả lời: 

1 - tiếng nước ngoài

2 - no bạn

3 - sorry bạn

4 - cool

5 - best friend

6 - hot boy

7 - tiếng Việt

8 - ngữ pháp

9 - một thành phần 

10 - xin lỗi

11 - tiếng Việt

Câu 2 (trang 140, 141 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).

Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc - hoa, không quốc - tuý, không quốc - hồn, thể thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bạn "học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thể thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nói giống, không ai đáng kỉ niệm cái mà chỉ ông văn sĩ làm sách "trăm năm trong cối" là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!....

(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn văn, tìm những câu văn là luận điểm hoặc luận cứ.

Trả lời: 

Người viết đã bác bỏ những luận điểm: 

“Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam."

“Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.”

Tác giả phản bác bằng cách đưa ra các câu hỏi ngược lại về các thời đại xưa, trước thời Gia Long đã có những bậc đại thi hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta, chẳng lẽ ngoài Nguyễn Du ra thì không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỉ niệm? 

Sachabitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 9. Văn bản nghị luận