Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Văn 12 Kết nối tri thức tập 1

Nêu cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm: viết cùng đề tài, tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể.

Câu hỏi 1 (trang 28 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): 

Nêu cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm: viết cùng đề tài, tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể.

Phương pháp:

Tìm điểm giống và tương đồng của hai tác phẩm cần so sánh, đó chính là cơ sở để so sánh, đánh giá.

Lời giải:

- Cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện:

+ Viết  cùng một đề tài (chiến tranh, người lính,...)

+ Tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể (Kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ)

+ Triết lí nhân sinh gửi gắm tương đồng: Ca ngợi vẻ đẹp của những chiến sĩ trong thời chiến, từ đó muốn nhắn nhủ tới độc giả phải biết ơn những chiến sĩ đã hết mình vì Tổ quốc.

+ Có sự đặc sắc về phong cách văn học và nghệ thuật sử dụng: (cách xây dựng cốt truyện, ngôn từ sử dụng, cách xây dựng nhân vật,..)

Câu hỏi 2 (trang 28 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): 

Nêu mục đích của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

Phương pháp:

Đọc kĩ phần kiến thức ở trên.

Lời giải:

Sự thống nhất trong cảm hứng của hai nhà thơ, đồng thời thể hiện được những phong cách, dấu ấn riêng của hai nhà thơ.

Câu hỏi 3 (trang 28 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): 

Trình bày luận điểm khái quát của hai tác phẩm.

Phương pháp:

Chỉ ra luận điểm thể hiện điểm tương đồng của hai tác phẩm.

Lời giải:

Đều viết vào thời gian kháng chiến chống Mỹ. 

Câu hỏi 4 (trang 29 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): 

Trình bày những thông tin cần thiết về từng tác phẩm được so sánh: xuất xứ, bối cảnh câu chuyện, cốt truyện, nhân vật,...

Phương pháp:

Tìm thêm những thông tin cần thiết về từng tác phẩm được so sánh (dựa vào đặc trưng thể loại truyện ngắn).

Lời giải:

- Xuất xứ: Mảnh trăng cuối rừng thuộc tập Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu; truyện Những đứa con trong gia đình thuộc Truyện và kí của Nguyễn Thi.

- Bối cảnh: hai truyện đều viết trong bối cảnh chống đế quốc Mỹ

- Cốt truyện: Mảnh trăng cuối rừng kể về câu chuyện tình yêu trong thời chiến còn Những đứa con trong gia đình kể về câu chuyện tình cảm gia đình.

Câu hỏi 5 (trang 29 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): 

Thông tin khái quát về Mảnh trăng cuối rừng.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn văn và chọn lọc những thông tin khái quát về tác phẩm.

Lời giải:

Mảnh trăng cuối rừng thuộc tập Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu; viết trong bối cảnh chống đế quốc Mỹ; Mảnh trăng cuối rừng kể về câu chuyện tình yêu trong thời chiến.

Câu hỏi 6 (trang 29 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): 

Thông tin khái quát về những đứa con trong gia đình.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn văn và chọn lọc những thông tin khái quát về tác phẩm.

Lời giải:

Truyện Những đứa con trong gia đình thuộc Truyện và kí của Nguyễn Thi; viết trong bối cảnh chống đế quốc Mỹ; Những đứa con trong gia đình kể về câu chuyện tình cảm gia đình.

Câu hỏi 7 (trang 29 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): 

Phân tích cụ thể điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: tính chất của sự miêu tả và cảm hứng sáng tác.

Phương pháp:

Đọc kĩ 2 tác phẩm và chú ý về tính chất của sự miêu tả và cảm hứng sáng tác.

Lời giải:

Đều gắng làm sáng tỏ chủ nghĩa anh hùng lên đời sống tinh thần của nhân dân trong thời chiến.

Sachbaitap.com