Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề - Văn 10 Cánh DiềuSoạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trang 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 9. Những tài liệu tham khảo này có liên quan đến nội dung báo cáo như thế nào? 1. Định hướng Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề cho biết thông tin gì? Trả lời: Nhan đề nêu lên những vấn đề sẽ trình bày trong văn bản Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phần tóm tắt có nhiệm vụ như thế nào? Trả lời: Phần tóm tắt có nhiệm vụ giới thiệu những thông tin quan trọng trong bài viết. Giúp người đọc dễ nắm bắt và theo dõi vấn đề. Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung chính nêu trong đoạn Giới thiệu ở đây là gì? Trả lời: Tầm quan trọng của việc đọc sách và văn hóa đọc sách của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoạn này trích dẫn những gì và cách trích dẫn như thế nào? Trả lời: Tác giả đã trích dẫn những quan điểm về văn hóa đọc. Cách trích dẫn đi từ phạm vi rộng đến hẹp. Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phương pháp nghiên cứu ở đây là gì? Trả lời: Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp điều tra Câu 6 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý các tiêu đề nhỏ để biết kết quả chính của bản báo cáo. Trả lời: - Nhu cầu đọc - Thói quen đọc - Nguồn tài liệu - Nhu cầu và hứng thú đọc Câu 7 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phương tiện hỗ trợ ở đây có phù hợp không? Trả lời: Phương tiện hỗ trợ ở đây rất phù hợp vì dễ hình dung ra vấn đề nói đến Câu 8 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tên các tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự nào? Trả lời: Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề “Tài liệu tham khảo”, tiếp theo liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử…) được sắp xếp thứ tự Alphabet theo họ tác giả, tên bài viết/ấn phẩm không có tác giả. Chỉ liệt kê các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài. Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: tên tác giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, nơi xuất bản. Câu 9 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Những tài liệu tham khảo này có liên quan đến nội dung báo cáo như thế nào? Trả lời: Những tài liệu tham khảo này có liên quan trực tiếp đến nội dung báo cáo, bổ sung nội dung để bài báo cáo đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn. 2. Thực hành Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học. Trả lời: Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại. Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ.Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang: Lom khom dưới núi, tiều vài chú “Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông”, “ nhớ nước” đối với “thương nhà”…. Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm. Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương: Lặn lội thân cò khi quãng vắng Phép đối giữa các câu cân xứng và rất chỉnh như “Lặn lội” đối với “eo sèo”, “ quãng vắng” đối với “buổi đò đông”…. Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là “thất đối” Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Thơ Đường luật
|
Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của một vấn đề trang 58, 59 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Em hãy trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ Trung đại đã học.
Soạn bài Tự đánh giá trang 59, 60, 61 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong câu “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu)?
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 61 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 2. Tìm đọc thêm một số bài thơ của Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,… có cùng đề tài với các bài thơ đã học.
Soạn bài Xúy Vân giả dại trang 64, 65, 66, 67, 68 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?