Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề - Văn 10 KNTTSoạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trang 113, 114, 115, 116, 117, 118 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính? Câu 1. Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, dựa vào tiêu đề các nội dung và đối tượng chính để xác định vấn đề nghiên cứu của tác giả. Trả lời: Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam Câu 2. Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản và chú ý tới các mục, các ý chính được triển khai để rút ra các luận điểm chính. Trả lời: Các luận điểm chính trong bài viết: - Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại - Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc - Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại Câu 3. Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính? Phương pháp: Đọc kĩ các luận điểm chính và tìm ra bằng chứng của nó trong văn bản. Trả lời: - Tác giả sử dụng những dẫn chứng từ những tác phẩm cụ thể trong văn học dân gian Việt Nam: + Sử thi Têwa Mưnô của người Chăm. Trong sử thi có vay mượn cốt truyện từ Hikayat Dera Mưnô của Ma-lai-xi-a mà truyện này lại là dị bản của sử thi Ra-ma-ya-na. + Trích lời nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, Đinh Gia Khánh về Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp - Dẫn chứng các tác phẩm điêu khắc tại Bảo tàng Chăm - Dẫn chứng trong văn hóa đương đại qua + Nghiên cứu của Phan Ngọc + Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ chuyển thể thành tác phẩm chèo Nàng Xi-ta + Tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (2011) của nhà văn Nhật Chiêu: truyện sử thi cực ngắn là sử thi Nàng Xi-ta (tác giả đã trích dẫn một số câu trong tác phẩm) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Sức sống của sử thi
|
Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trang 119, 120 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 1. Đề tài: Bài học triết lí ở một câu truyện ngụ ngôn tự chọn.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Tập thuyết trình về một vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên và lắng nghe phản hồi của bạn về bài thuyết trình của mình.
Soạn bài Xúy Vân giả dại trang 127, 128, 129, 130, 131 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả.
Soạn bài Huyện đường trang 132, 133, 134, 135, 136 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 1. Cách bài trí nơi huyện đường – những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu