Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ SGK Ngữ Văn 8 Cánh Diều tập 1Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ trang 49, 50, 51, 52 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. Định hướng 1. Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ, các em đã được rèn luyện từ lớp 6. Sách Ngữ văn 8 tiếp tục giúp các em rèn luyện kĩ năng này để ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ mà em yêu thích. Đọc đoạn văn sau đây để nhận biết các yếu tố nội dung, hình thức được người viết quan tâm khi phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới: * Tìm hiểu bài mẫu: trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 – Cánh diều: - Nhà văn Nguyên Hồng ấn tượng với những hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? → Nhà văn Nguyên Hồng ấn tượng với những hình ảnh, chi tiết: + Thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang. + Đèo Ngang vào buổi chiều tà. + Với cảnh cây cỏ và núi non thấy được sự heo hút của những câu thơ trên kia. + Cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên,… - Hãy chỉ ra các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc, sự liên tưởng và tưởng tượng mà bài thơ gợi ra cho người viết. → Các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc, sự liên tưởng và tưởng tượng mà bài thơ gợi ra cho người viết: + …tôi thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ…. + Trong trí tưởng tượng, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tôi đến Đèo Ngang đúng vào buổi chiều tà. + Tuổi lên bảy, lên tám của tôi khi ấy lại còn được những rung động này nữa:… + Không ai bày cách cho tôi cảm xúc, nhưng tôi cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên,… 2. Để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, các em cần chú ý: - Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Xác định được các yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc, suy nghĩ cho em. - Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ: Em có cảm xúc, suy nghĩ về điều gì trong bài thơ (nội dung hay nghệ thuật; một dòng, khổ, đoạn hay cả bài thơ)? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì (xúc động, vui, thích, buồn, nhớ, băn khoăn,…)? Vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó? Lựa chọn đưa vào đoạn văn một số dòng thơ mà em ấn tượng để làm rõ cảm nghĩ của bản thân. Thực hành (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. Phương pháp: Đọc lại bài thơ Nắng mới và viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ về bài thơ. Lời giải: Bài tham khảo 1: Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nỗi nhớ da diết, lắng đọng của nhân vật "tôi" cũng chính là tình cảm chân thành mà con dành cho mẹ. Bằng ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình, gợi cảm cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình, nhà thơ Lưu Trọng Lư muốn bày tỏ tình yêu thương mãnh liệt của mình đối với mẹ. Đúng như những gì Hoài Thanh đã nhận định: "Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này hay người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư". Thơ của ông luôn có một sức hút đặc biệt với mọi người. Tác phẩm của ông là lời ca chan chứa về tình mẫu tử thiêng liêng. Qua đó, thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp của người Việt Nam, đó là tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc. Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Bài tham khảo 2: Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của tác giả. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Trong khung cảnh của buổi sáng trong quá khứ, hình ảnh người mẹ được tái hiện một cách chân thực, gần gũi. Bài thơ muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng hãy biết yêu thương và trân trọng những giây phút được ở bên cạnh mẹ của mình. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Thơ sáu chữ, bảy chữ
|
Soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ trang 52, 53, 54 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Chọn những tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với chỗ trống (…). Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.
Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 54, 55 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự nêu vấn đề) để thảo luận trong nhóm, lớp. Khi chọn, cần suy nghĩ về mối liên hệ giữa vấn đề ấy với các văn bản ở phần Đọc hiểu.
Soạn bài Tự đánh giá Quê người trang 56, 57 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.
Soạn bài Sao băng trang 60, 61, 62, 63, 64 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Theo em, vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?