Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình - Văn 10 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình. Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, bằng chứng nào? Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình. Tri thức về kiểu bài Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu để nhận định như vậy? Phương pháp: - Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo. - Chú ý những dấu hiệu nhận biết đó là bài hoàn chỉnh hay đoạn trích. Lời giải: - Ngữ liệu trên là một trích đoạn. - Dấu hiệu nhận biết: đầu bài viết có xuất hiện kí hiệu [...] : dấu hiệu nhận biết cho đoạn trích dẫn thuộc phần sau của dấu ba chấm. Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Xác định luận điểm được nêu trong ngữ liệu. Phương pháp: - Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo. - Đánh dấu những luận điểm ở mỗi đoạn văn. Lời giải: - Luận điểm được nêu trong ngữ liệu bao gồm: + Hình ảnh mây và sóng ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hấp dẫn. + Biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng. + Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo. Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, bằng chứng nào? Phương pháp: - Đọc ngữ liệu văn bản. - Đánh dấu những lí lẽ, bằng chứng cho mỗi luận điểm ở các đoạn văn. Lời giải: - Luận điểm 1: Mây và sóng ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, thơ mộng đầy hấp dẫn. + Gợi liên tưởng tới những thế giới xa xôi, hư ảo, huyển bí, những cám dỗ ở đời,... + Biện pháp ẩn dụ “buổi sớm mai vàng” (the golden dawn) đã mở ra một khoảng không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh. + Miêu tả vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc” (the silver moon) à mĩ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng. - Phép điệp ngữ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng. + Điệp từ con vừa khẳng định vai trò chủ thể của em bé, vừa gợi cảm giác về sự hiếu động, linh lợi, nhanh nhẹn của em trong những trò chơi. + Điệp từ lăn gợi hình ảnh em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con. - Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo. + Những câu hỏi của em bé hỏi mây và sóng thể hiện niềm yêu thích được vui chơi, tình yêu thiên nhiên, khát vọng được đặt chân đến những thế giới xa xôi, huyền bí để khám phá. + Em bé từ chối lời mời của những người trên mây, trong sóng vì em biết mẹ rất yêu thương em, muốn em ở bên và em cũng muốn như vậy. Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Nêu tác dụng của câu cuối trong ngữ liệu. Phương pháp: Chú ý câu cuối trong ngữ liệu. Lời giải: - Câu cuối trong ngữ liệu: “Lời của em đã nói hộ tấm lòng của mỗi chúng ta đối với mẹ của mình: Đi đâu mà bỏ mẹ già/ Gối nghiêng ai sửa, kỉ trà ai dâng? (ca dao); Mẹ già ở chốn lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (ca dao). - Tác dụng: + Gợi cảm xúc chân thật của em bé trong bài thơ với mẹ, rộng hơn là tình cảm mang tính bao quát của tất cả con người, những ai có mẹ đối với mẹ mình. + Tính chất liên hệ bắc cầu cho thấy sự gần gũi giữa tình cảm của em bé trong bài thơ đối với mẹ và tình cảm mẫu tử được thể hiện trong ca dao người Việt. + Thấy được tình cảm mà em bé dành cho mẹ của mình. + Như một lời dăn dạy về sự hiếu thảo đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. + Nuôi dưỡng phẩm chất quý giá trong mỗi đứa trẻ. Thực hành viết theo quy trình Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình. Phương pháp: - Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật tác phẩm trữ tình - Tìm ý và lập dàn ý chi tiết. - Tham khảo ngữ liệu. - Viết bài. - Sửa lỗi (nếu có). Lời giải: Bài viết tham khảo Khi nói đến tình mẫu tử trong thơ, tôi nghĩ ngay đến bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. Nỗi nhớ mẹ của chủ thể trữ tình trong bài thơ không phải là sự đau đớn, buồn thương da diết, nhưng lại cho thấy được tâm trạng hồi tưởng rất thật về hình ảnh người mẹ. Chủ đề trong bài thơ Nắng mới là nỗi nhớ mẹ của chủ thể trữ tình. Người mẹ được hiện lên trong nỗi nhớ với những hình ảnh gần gũi, giản dị mà lại đẹp đẽ có phần lấp lánh: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội/ Áo đỏ người đưa trước giậu phơi; Nét cười đen nhánh sau tay áo/ Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. Tôi đã bắt gặp nhiều hình ảnh người mẹ trong thơ văn. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi thấy hình ảnh người mẹ hiện lên một cách nhẹ nhàng, không khắc khổ, lam lũ. Không phải vì chủ thể trữ tình trong bài thơ này không nhớ mẹ, không yêu thương mẹ. Tình cảm ấy được thể hiện qua những từ ngữ như: não nùng, chập chờn, nhớ, chửa xóa mờ. Mới chỉ là những hình ảnh đẹp đẽ nhưng giản thị thôi đã khiến con người ta phải não nùng, chập chờn thì những hình ảnh khắc khổ, lam lũ sẽ khiến con người ta phải cảm thương đến nhường nào! Sự chập chờn trong nỗi nhớ cho thấy đây là một nỗi nhớ thường trực, rất khó nguôi ngoai, hết kỉ niệm này, lại đến kỉ niệm khác hiện về. Không chỉ thể hiện nỗi nhớ của người con qua từ ngữ, nhà thơ Lưu Trọng Lư còn thể hiện nỗi nhớ ấy qua cách ngắt nhịp ở khổ thơ đầu. Cách ngắt nhịp chủ yếu của cả khổ thơ là 2/2/3 hoặc 2/5 thì lại xuất hiện một câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 như sự xen vào, như một sự chập chờn. Ở đây, ta thấy được hình thức nghệ thuật trong bài thơ đã góp phần thể hiện chủ đề của nó. Như vậy, có thể thấy bài thơ Nắng trưa là một bài thơ hay, hay cả về nội dung lẫn hình thức. Đọc xong bài thơ, tôi cũng bỗng nghĩ đến mẹ mình, muốn đỡ đần mẹ để hình ảnh của mẹ luôn là sự vui tươi, nhẹ nhàng, đẹp đẽ, thanh thoát. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Nâng niu kỉ niệm (Thơ)
|
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Nói và nghe Nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó. Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài ôn tập. Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản theo bảng dưới đây (làm vào vở): Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Thư lại dụ Vương Thông. Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi. Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?