Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập trang 28 - Văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài ôn tập. Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản theo bảng dưới đây (làm vào vở): Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?

Câu 1.

Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản theo bảng dưới đây (làm vào vở):

Hình ảnh (trang 28, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Phương pháp:

- Đọc lại hai văn bản.

- Chú ý những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

Lời giải:

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

- Nội dung: Đoạn thơ là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình); là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm mở rộng sự liên tưởng của các sự vật.

+ Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.

Tây Tiến

- Nội dung: Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.- Nghệ thuật:

+ Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng.

+ Cách ngắt nhịp mang ý nghĩa (Ngàn thước lên cao,/ngàn thước xuống)

+ Sử dụng các câu có tiếng toàn thanh bằng hoặc trắc để tạo sự gồ ghề, trúc trắc hoặc sự bình yên cho hình ảnh và cảm nhận.

+ Sử dụng các từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng cho hình ảnh người lính Tây Tiến.

Câu 2.

Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?

Phương pháp:

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Lời giải:

- Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản gợi cho tôi nhiều cảm xúc nhất là văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Vì văn bản này là một truyện ngắn "không có chuyện", tập trung vào miêu tả cảm xúc của nhân vật Thanh. Điều đó khiến tôi cảm nhận được nhiều hơn vẻ đẹp của không gian và con người trong tác phẩm. Gợi lại trong tôi những cảm giác trong sáng và thuần khiết

Câu 3.

Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng sau:

- Cách đọc một văn bản thơ.

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

- Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.

Phương pháp:

Sau quá trình học tập, tự rút ra những lưu ý cho bản thân.

Lời giải:

Sau khi học xong bài học này, tôi thu nhận thêm được những điều mới về những kĩ năng như sau:

- Cách đọc một văn bản thơ:

+ Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

+ Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức

nghệ thuật và tác dụng của chúng.

+ Xác định đề tài

+ Xác định mục đích viết và người đọc

+ Trình bày bài viết theo các đoạn, có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng. Cụ thể:

Các phần

Nội dung

Mở bài

- Giới tiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...).

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

Thân bài

- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.

- Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Kết bài

- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đói với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

Câu 4.

Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?

Phương pháp:

Nêu cảm nhận của bản thân.

Lời giải:

- Kỉ niệm giúp nâng đỡ tâm hồn ta giúp cho ta có nhiều kí ức, mộng mơ

- Kỉ niệm còn là động lực để con người cố gắng học tập và phát triển

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 6. Nâng niu kỉ niệm (Thơ)
  • Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Thư lại dụ Vương Thông. Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi. Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?

  • Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Bảo kính cảnh giới - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Bảo kính cảnh giới - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Bảo kính cảnh giới. Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng việt. Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A (làm vào vở): Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

  • Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Dục Thúy sơn - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Dục Thúy sơn - Văn 10 Chân trời sáng tạo

    Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Dục Thúy sơn. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?