Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Tả người trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

Bài văn dưới đây có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung từng đoạn. Xếp các đoạn văn trên vào mỗi phần phủ hợp: mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn sau đây có những điểm nào giống và khác bài văn Hạng A Cháng:

Câu 1 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Bài văn dưới đây có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung từng đoạn.

Hạng A Cháng

Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ giả trong làng đều tấm tắc:

– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!

A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh

Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cây của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

Tới nương, A Cháng mắc cây xong, quát một tiếng "Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc... Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cây, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...

Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

Theo Ma Văn Kháng

Lời giải:

Bài văn được chia làm 4 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến cái cột đá trời trồng

Nội dung: Đoạn 1 giới thiệu về nhân vật Hạng A Cháng qua lời khen của các cụ trong làng

- Đoạn 2: Từ “Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng đến hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận”

Nội dung: Đoạn 2 miêu tả về ngoại hình của Hạng A Cháng

- Đoạn 3: Từ “Tới nương, A Cháng mắc cày xong đến những bước chân ngắn, gấp gáp”

Nội dung: Đoạn 3 miêu tả về hoạt động và tính cách của Hạng A Cháng

- Đoạn 4: Từ “Sức lực tràn trề đến hết”

Nội dung: Đoạn 4 nêu lên cảm nghĩ về Hạng A Cháng

Câu 2 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Xếp các đoạn văn trên vào mỗi phần phủ hợp: mở bài, thân bài, kết bài.

Lời giải:

Phần mở bài: Đoạn 1

Phần thân bài: Đoạn 2, 3

Phần kết bài: Đoạn 4.

Luyện tập

Câu hỏi trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Bài văn sau đây có những điểm nào giống và khác bài văn Hạng A Cháng:

a) Về cấu tạo?

b) Về trình tự miêu tả?

Chị Hà

Chị Hà đến với chúng tôi vào một buổi chiều.

Tôi còn nhớ rõ chị Hà dáng người thon mảnh, nước da trắng, tóc mai dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược, trên má có vài nốt tàn nhang. Chị đến trong đoàn thanh niên xung kích của huyện giúp xã chúng tôi chống úng cho một cánh đồng định cấy giống lúa mới. Tôi ở trong đám thiếu nhi ra đón. Chị âu yếm đặt tay lên vai tôi (hồi ấy, tôi bé loắt choắt, chưa cao ngồng như hai, ba năm nay). Trông chị thật tươi tắn. Chị cười nói nhiều, chắc tính chị vốn sôi nổi. Mỗi khi chị cười, mấy nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng. Chị vừa chuyện trò với các bạn vừa giữ tôi ngồi bên. Không hiểu sao, tôi cứ chú ý tới cái vòng tốc mai uốn cong như dấu hỏi lộn ngược, cứ như thể trong đó có một điều bí ẩn kì lạ.

Hình ảnh tôi còn giữ được về chị là như thế.

(Theo Bùi Hiển)

Phương pháp:

Em đọc kĩ hai bài văn Hạng A Cháng và chị Hà để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a) Về cấu tạo

- Giống: Về cấu tạo của bài văn trên cũng giống như bài văn Hạng A Cháng khi cũng có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Khác: Bài Hạng A Cháng được cấu tạo gồm nhiều đoạn văn còn bài chị Hà chỉ bao gồm 3 đoạn văn tương ứng với 3 phần bố cục.

b) Về trình tự miêu tả

- Giống: Đều có những chi tiêt miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật.

- Khác:

+ Bài Hạng A Cháng miêu tả về ngoại hình sau đó miêu tả về hoạt động của nhân vật khi cày ruộng.

+ Bài Chị Hà miêu tả lần lượt từ ngoại hình, công việc, tính cách hành động của nhân vật Chị Hà.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 2: Bạn nam, bạn nữ
  • Bạn nam, bạn nữ trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Bạn nam, bạn nữ trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Chọn 1 trong 2 đề sau: 1, Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện Lớp trưởng lớp tôi (trang 20-21) 2, Phát biểu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.

  • Muôn sắc hoa tươi trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Muôn sắc hoa tươi trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Bài thơ khẳng định mọi người đều bình đẳng như nhau, không ai đặc biệt hơn ai nhưng ai cũng nổi bật theo cách của riêng mình và học sinh trong một lớp thì cần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống.

  • Dấu gạch ngang trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Dấu gạch ngang trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? “Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Nam. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.

  • Luyện tập tả người trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Luyện tập tả người trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Đọc lại và tóm tắt bài Hạng A Cháng (trang 22) hoặc bài Chị Hà (trang 23) theo gợi ý sau: a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình của nhân vật? b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hoạt động, tính cách của nhân vật?