Thư gửi các học sinh trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào? Học sinh cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ? Nội dung chính Thư gửi các học sinh: Bức thư gửi gắm những lời chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho học sinh trong ngày tựu trường mới, và những kì vọng của người về thế hệ trẻ tương lai. Chia sẻ Câu 1 trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó? Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Hồ Chí Minh Phương pháp: Em đọc kĩ câu thơ và dựa vào kiến thức của mình để trả lời Lời giải: Trong câu thơ trên hình ảnh so sánh là trẻ em và búp trên cành Hình ảnh so sánh trên cho em thấy câu nói của Bác hồ nhấn mạnh rằng trẻ em cũng giống như những chiếc búp lá mới nhú cần được nâng niu chăm sóc và được học tập rèn luyện để trở thành tương lai của đất nước. Câu 2 trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Em hiểu câu thơ trên muốn nói điều gì: a, Với trẻ em? b, Với mọi người? Phương pháp: Em đọc kĩ câu thơ và dựa vào kiến thức của mình để trả lời. Lời giải: a) Với trẻ em: Câu thơ trên như một lời dặn dò Bác dành cho các em nhỏ trẻ em là thế hệ nhỏ của Đất Nước phải thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân mình như chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn, nghe lời để trở thành con ngoan trò giỏi b) Đối với mọi người: Câu thơ trên là một lời nhắc nhở của Bác dành cho tất mả mọi người, vì trẻ em cũng giống như những búp non trên cành cần phải được nuôi dưỡng chăm sóc và bảo vệ từ khi còn nhỏ vì những mầm non ấy sau này sẽ trở thành tương lai tươi sáng của Đất Nước. Nội dung bài đọc Thư gửi các học sinh (Trích) Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...] Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [...] Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...] Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu HỒ CHÍ MINH Câu 1 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên và trả lời câu hỏi. Lời giải: Ngày khai trường năm 1945 khác và đặc biệt hơn những ngày khai trường khác vì đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Câu 2 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên và trả lời câu hỏi. Lời giải: Tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa là từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Câu 3 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải: - Sau hơn 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. - Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang được hay không, chính là một phần lớn nhờ công học tập của các em. Câu 4 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải: Bức thư trên cho thấy Bác Hồ dành mọi sự tin tưởng và kì vọng và thế hệ trẻ, kì vọng vào một thế hệ tương lai sẽ đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Câu 5 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Học sinh cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải: Để thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, học sinh cần phải chăm chỉ cố gắng học tập trau dồi nhiều kiến thức bổ ích khác nhau phục vụ cho việc học tập, không ngừng phấn đấu tu dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để tương lai góp phần làm dạng danh đất nước Việt Nam. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành
|
Trao đổi với bạn về dự định giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem): a) Em muốn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong tác phẩm nào?
Chọn 1 trong 2 đề sau: a, Trao đổi với bạn cách hiểu của em về một trong các quyền nêu trên. b, Trao đổi với bạn về việc em mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ em thực hiện nguyện vọng của mình.
Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học? Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học? Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 4 có ý nghĩa như thế nào? Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em?
Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi. Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?