Bài 1, 2, 3, 4 trang 100, 101 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập chungBài 1, 2 trang 100; bài 3, 4 trang 101 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 2 Hai hình tròn có cùng tâm O như hình bên. Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé bao nhiêu xăng-ti-mét ? Bài 1 trang 100 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Một sợi dây thép được uốn như hình bên. Tính độ dài của sợi dây. Phương pháp: - Độ dài sợi dây bằng tổng chu vi hình tròn bán kính \(7cm\) và hình tròn bán kính \(10cm\). - Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy \(2\) lần bán kính nhân với số \(3,14.\) Lời giải: Chu vi hình tròn nhỏ: 7 x 2 x 3,14 = 43,96 (cm) Chu vi hình tròn lớn: 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm) Độ dài của sợi dây thép là: 43,96 + 62,8 = 106,76 (cm) Đáp số: 106,76 cm. Bài 2 trang 100 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Hai hình tròn có cùng tâm O như hình bên. Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Phương pháp: - Tính bán kính hình tròn lớn: \(60 + 15 = 75cm\). - Tính chu vi hình tròn theo công thức: \(C = r × 2 × 3,14.\) - Số xăng-ti-mét chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé \(=\) chu vi hình tròn lớn \(-\) chu vi hình tròn bé. Lời giải: Bán kính hình tròn lớn dài: 60 + 15 = 75 (cm) Chu vi hình tròn lớn là: 75 x 2 x 3,14 = 471 (cm) Chu vi hình tròn bé là: 60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm) Chu vi hình tròn lớn hơn chu vi hình tròn bé là: 471 – 376,8 = 94,2 (cm) Đáp số: 94,2 cm Bài 3 trang 101 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Hình bên tạo bởi hình chữ nhật và hai nửa đường tròn (xem hình vẽ). Tính diện tích hình đó. Phương pháp: - Diện tích hình vẽ = Diện tích hình chữ nhật + Diện tích hai nửa hình tròn có cùng bán kính 7cm. - Diện tích hình chữ nhật = chiều dài × chiều rộng. - Diện tích hình tròn = r × r × 3,14. Lời giải: Chiều dài hình chữ nhật là: 7 x 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 14 x 10 = 140 (cm2) Diện tích hai nửa hình tròn là: 7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2) Diện tích cả hình đó là: 140 + 153,86 = 293,86 (cm2) Đáp số: 293,86cm2 Bài 4 trang 101 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Diện tích phần đã tô màu của hình vuông ABCD là: A 13,76cm2 B. 114,24cm2 C. 50,24cm2 D. 136, 96cm2 Phương pháp: Diện tích phần tô màu là hiệu của diện tích hình vuông ABCD và diện tích của hình tròn đường kính là 8cm. Lời giải: Suy nghĩ: diện tích hình vuông là: 8 x 8 = 64 (cm2) Bán kính hình tròn dài: 8 : 2 = 4 (cm) Diện tích hình tròn là: 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần gạch chéo là: 64 – 50,24 = 13,76 (cm2) Khoanh vào A. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
|
Bài 1, 2 trang 102 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Giới thiệu biểu đồ hình quạt. Bài 1 Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 120 học sinh được cho trên biểu đồ hình quạt bên. Hãy cho biết có bao nhiêu học sinh: a) Thích màu xanh
Bài 1, 2 trang 104 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập về tính diện tích. Bài 2 Một khu đất có kích thước theo hình vẽ dưới đây. Tính diện tích khu đất đó
Bài 1 trang 105; bài 2 trang 106 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo). Bài 2 Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây, biết: BM = 20,8m; CN = 38m, AM = 24,5m, MN = 37,4m, ND = 25,3m.
Bài 1, 2, 3 trang 106 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 2 Một chiếc khăn trải bàn hình chữ nhật có chiều dài 2m và chiều rộng 1,5m. Ở giữa khăn người ta thêu họa tiết trang trí hình thoi có các đường chéo bằng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật. Tính diện tích khăn trải bàn và diện tích hình thoi.