Bài 1, 2, 3, 4 trang 38, 39 SGK Toán lớp 5 - Luyện tậpBài 1 trang 38; bài 2, 3, 4 trang 39 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập. Bài 2 Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó. Bài 1 trang 38 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: a) Chuyển các phân số thập phân sau đây thành hỗn số (theo mẫu): \(\dfrac{162}{10}\); \(\dfrac{734}{10}\); \(\dfrac{5608}{100}\); \(\dfrac{605}{100}\). Mẫu: \(\dfrac{162}{10} = 16\dfrac{2}{10}\) b) Chuyển các hỗn số của phần a) thành số thập phân (theo mẫu): Mẫu: \(16\dfrac{2}{10} = 16,2\) Phương pháp: - Lẩy tử số chia cho mẫu số. - Thương tìm được là phần nguyên; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. Lời giải: a) b) \(73\dfrac{4}{10}= 73,4\) \(56\dfrac{8}{100}= 56,08\) \(6\dfrac{5}{100} = 6,05\) Bài 2 trang 39 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó: \(\dfrac{45}{10}\); \(\dfrac{834}{10}\); \(\dfrac{1954}{100}\); \(\dfrac{2167}{1000}\); \(\dfrac{2020}{10000}\). Lời giải: \(\dfrac{45}{10}= 4\dfrac{5}{10}= 4,5;\quad 4,5\) đọc là bốn phẩy năm. \(\dfrac{834}{10}= 83\dfrac{4}{10}= 83,4 ;\quad 83,4\) đọc là tám mươi ba phẩy bốn. \(\dfrac{1954}{100}= 19\dfrac{54}{100}= 19,54 ;\quad19,54\) đọc là mười chín phẩy năm mươi tư. \(\dfrac{2167}{1000}= 2\dfrac{167}{1000}= 2,167 ;\quad2,167\) đọc là hai phẩy một trăm sáu mươi bảy. \(\dfrac{2020}{10000}= 0,2020;\quad 0,2020\) đọc là không phẩy hai nghìn không trăm hai mươi. Bài 3 trang 39 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu): \(2,1m = ....dm\) \(5,27m =.... cm\) \(8,3m = ...cm\) \(3,15m = ...cm\) Mẫu: \(2,1m=21dm\) Cách làm: \(\displaystyle 2,1m = 2{1 \over {10}}m = 2m\,\,1dm = 21dm\). Phương pháp: Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu còn lại. Lời giải: 2,1m = 21 dm 8,3m = 830cm 5,27m = 527cm 3,15m = 315cm Bài 4 trang 39 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: a) Viết phân số \(\dfrac{3}{5}\) dưới dạng phân số thập phân có mẫu số là \(10\) và có mẫu số là \(100\). b) Viết hai phân số thập phân mới tìm được thành hai số thập phân. c) Có thể viết \(\dfrac{3}{5}\) thành những số thập phân nào? Lời giải: a) \(\dfrac{3}{5}=\dfrac{3 \times 2}{5\times 2}= \dfrac{6}{10}\) \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{3 \times 20}{5\times 20}= \dfrac{60}{100}\) b) \(\dfrac{6}{10}= 0,6\) ; \(\dfrac{60}{100}= 0,60\) c) \(\dfrac{3}{5} = 0,6 = 0,60 = 0,600\) \(= 0,6000=...\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG II: SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
|
Bài 1, 2, 3 trang 40 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Số thập phân bằng nhau. Bài 2 Hãy viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau (đều có ba chữ số).
Bài 1, 2, 3 trang 42 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài So sánh hai số thập phân. Bài 2 Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 6,375; 9,01; 8,72; 6,735; 7,19.
Bài 1, 2, 3, 4 trang 43 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập. Bài 2 Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 5,7; 6,02; 4,23; 4,32; 5,3.
Bài 1, 2, 3, 4 trang 43 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 2 Viết số thập phân có: Năm đơn vị, bảy phần mười; Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm.