Bài 1, 2, 3, 4 trang 68, 69 SGK Toán 9 tập 1 - Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuôngGiải bài 1, 2 trang 68; bài 3, 4 trang 69 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. Bài 1 trang 68 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Hãy tính \(x\) và \(y\) trong mỗi hình sau (hình \(4a,\ b)\): Lời giải: a) Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình dưới:
Áp dụng định lí Pytago vào \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), ta có: \(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\) Áp dụng hệ thức lượng vào\(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\), ta có: \(AB^2=BC.BH\Rightarrow BH=\dfrac{AB^2}{BC}=\dfrac{6^2}{10}=3,6\) Lại có \(HC=BC-BH=10-3,6=6,4\) Vậy \(x =BH= 3,6\); \(y=HC = 6,4\). b) Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình dưới Áp dụng hệ thức lượng vào \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\), ta có: \(AB^2=BH.BC \Leftrightarrow 12^2=20.x \Rightarrow x=\dfrac{12^2}{20}=7,2\) Lại có: \(HC=BC-BH=20-7,2=12,8\) Vậy \(x=BH = 7,2;\) \(y=HC = 12,8\). Bài 2 trang 68 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Hãy tính \(x\) và \(y\) trong hình dưới đây:
Phương pháp: +) Sử dụng định lí Pytago trong tam giác vuông: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), khi đó: \(BC^2=AC^2+AB^2\). +) Sử dụng hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền: \(b^2=a.b',\ c^2=a.c'\) Lời giải: Đặt tên các đỉnh như hình vẽ:
Ta có: \(BC=BH + HC=1+4=5\). Xét \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\), áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có: \(AB^2=BH.BC \Leftrightarrow x^2=1.5\) (với \(x > 0)\) \(\Leftrightarrow x^2=5\) \(\Leftrightarrow x=\sqrt 5\). \(AC^2=CH.BC \Leftrightarrow y^2=4.5\) (với \(y> 0)\) \(\Leftrightarrow y^2=20\) \(\Leftrightarrow y=\sqrt{20}\) \(\Leftrightarrow y=2\sqrt{5}\). Vậy \(x= \sqrt 5\), \(y=2\sqrt 5\). Bài 3 trang 69 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Hãy tính \(x\) và \(y\) trong hình sau:
Lời giải: Đặt tên các điểm như trong hình:
Xét \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\). Theo định lí Pytago, ta có: \(BC^2=AB^2+AC^2\) \(\Leftrightarrow y^2=5^2+7^2\) \(\Leftrightarrow y^2=74\) \(\Leftrightarrow y=\sqrt{74}\) Cách 1: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\), áp dụng công thức \(b.c=h.a\), ta được: \(AB.AC=AH.BC \) \(\Rightarrow AH=\dfrac{AB.AC}{BC}=\dfrac{5.7}{\sqrt{74}}=\dfrac{35\sqrt{74}}{74}\). Cách 2: Áp dụng hệ thức liên quan đến đường cao trong tam giác vuông, ta có: \(\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{AB^2}+\dfrac{1}{AC^2}\) \(\Leftrightarrow \dfrac{1}{x^2}=\dfrac{1}{5^2}+\dfrac{1}{7^2}\) \(\Leftrightarrow \dfrac{1}{x^2}=\dfrac{74}{1225}\) \(\Leftrightarrow x=\sqrt{\dfrac{1225}{74}}\) \( \Leftrightarrow x=\dfrac{35\sqrt{74}}{74}\) Vậy \(\ x=\dfrac{35\sqrt{74}}{74}, \, y=\sqrt {74}\) Bài 4 trang 69 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Hãy tính \(x\) và \(y\) trong hình sau:
Phương pháp: +) Sử dụng hệ thức liên quan đến đường cao và hình chiếu \(h^2=b'.c'\). Biết \(h,\ c'\) tính được \(b'\). +) Tính độ dài cạnh huyền: \(a=b'+c'\). +) Sử dụng hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền \(b^2=b'.a\). Biết \(a,\ b'\) tính được \(b\). Lời giải: Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình bên dưới
Xét \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\). Áp dụng hệ thức liên quan đến đường cao, ta có: \(h^{2}=b'.c'\) \(\Leftrightarrow AH^{2}=HB.HC\) \(\Leftrightarrow 2^2=1.x\) \(\Rightarrow x= 4.\) Ta có: \(BC = BH+HC = 1+4=5 \) Áp dụng hệ thức \(b^{2}=b'.a\), ta có: \(AC^{2}=CH.BC\) \( \Leftrightarrow y^{2}=5. 4\) \(\Leftrightarrow y^2=20\) \(\Leftrightarrow y =\sqrt{20}=2\sqrt{5}.\) Vậy \(x=4,\ y=2\sqrt 5\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
|
Giải bài 5, 6, 7 trang 69; bài 8, 9 trang 70 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập. Bài 5Trong tam giác vuông với các cạnh góc vuông có độ dài là 3 và 4, kẻ đường cao ứng với cạnh huyền.
Giải bài 10, 11, 12 trang 76 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Bài 11Cho tam giác ABC vuông tại C, trong đó AC=0,9m, BC=1,2m. Tính các tỷ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỷ số lượng giác của góc A.
Giải bài 13, 14, 15, 16, 17 trang 77 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập - Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Bài 15 Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết cos B = 0,8, hãy tính các tỉ số lượng giác của góc C.