Bài 10, 11, 12 trang 76 SGK Toán 9 tập 1 - Tỉ số lượng giác của góc nhọnGiải bài 10, 11, 12 trang 76 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Bài 11Cho tam giác ABC vuông tại C, trong đó AC=0,9m, BC=1,2m. Tính các tỷ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỷ số lượng giác của góc A. Bài 10 trang 76 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Vẽ một tam giác vuông có một góc nhọn \(34^{\circ}\) rồi viết các tỉ số lượng giác của góc \(34^{\circ}\). Lời giải: Vẽ tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) với \(\widehat{B}=34^{\circ}\). Để vẽ được tam giác đề yêu cầu, chúng ta thực hiện các bước như sau: B1. Vẽ đoạn thẳng \(AB\) với độ dài bất kì. B2. Từ \(A\) dựng tia \(Ax\) vuông góc với đoạn thẳng \(AB\) B3. Từ \(B\) dùng thước đo góc vẽ tia \(By\) sao cho góc \(ABy\) bằng \(34\) độ. B4. \(Ax\) và \(By\) cắt nhau tại \(C\). B5. Nối các điểm lại với nhau ta được tam giác \(ABC\) cần dựng. Tỉ số lượng giác của góc \(\widehat{B}=34^o\) là: \(\sin 34^o=\sin B=\dfrac{AC}{BC}\) \(\cos 34^o=\cos B=\dfrac{AB}{BC}\) \(\tan 34^o=\tan B=\dfrac{AC}{AB}\) \(\cot 34^o=\tan B=\dfrac{AB}{AC}\) Bài 11 trang 76 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Cho tam giác ABC vuông tại C, trong đó AC=0,9m, BC=1,2m. Tính các tỷ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỷ số lượng giác của góc A. Phương pháp: +) Dùng định lí Pytago để tính độ dài cạnh huyền. +) Dựa vào định nghĩa tỉ số lượng giác để tính các tỉ số lượng giác của góc \(B\). \(\sin \alpha =\dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ huyền};\) \(\cos \alpha = \dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ huyền}\); \(\tan \alpha = \dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ kề};\) \(\cot \alpha =\dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ đối}.\) +) Dựa vào định lí về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau: " Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cosin góc kia, tan góc này bằng cotang góc kia" để từ các tỉ số lượng giác của góc \(B\) tính tỉ số lượng giác của góc \(A\). Lời giải:
Xét \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(C\), áp dụng định lí Pytago, ta có: \(AB^2=CB^2+AC^2\) \(\Leftrightarrow AB^2=0,9^2+1,2^2\) \(\Leftrightarrow AB^2=0,81+1,44=2,25\) \(\Leftrightarrow AB=\sqrt{2,25}=1,5m\) Vì \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(C\) nên góc \(B\) và \(A\) là hai góc phụ nhau. Do vậy, ta có: \(\sin A=\cos B=\dfrac{BC}{AB}=\dfrac{1,2}{1,5}=\dfrac{4}{5}\) \(\cos A=\sin B=\dfrac{AC}{AB} =\dfrac{0,9}{1,5}=\dfrac{3}{5}\) \(\tan A=\cot B=\dfrac{BC}{AC}=\dfrac{1,2}{0,9}=\dfrac{4}{3}\) \(\cot A=\tan B=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{0,9}{1,2}=\dfrac{3}{4}\) Nhận xét: Với hai góc phụ nhau, ta có sin góc này bằng cosin góc kia, tan góc này bằng cotan góc kia! Bài 12 trang 76 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Hãy viết các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn \(45^{\circ}\): \(\sin 60^{\circ}\); \(\cos75^{\circ}\); \(\sin52^{\circ}30'\); \(\cot 82^{\circ}\); \(\tan 80^{\circ}.\) Lời giải: Vận dụng định lý về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau ta có: \(\sin 60^o=\cos (90^o-60^o)=\cos 30^o\) \(\cos 75^o=\sin (90^o-75^o)=\sin 15^o\) \(\sin 52^o30'=\cos (90^o-52^o 30')=\cos 37^o 30'\) \(\cot 82^o=\tan (90^o - 82^o)=\tan 8^o\) \(\tan 80^o=\cot (90^o - 80^o)=\cot 10^o\). Cách khác: Vì \(30^0+60^0=90^0\) nên \(\sin 60^0=\cos 30^0\) Vì \(75^0+15^0=90^0\) nên \(\cos 75^0=\sin 15^0\) Vì \(52^030'+37^030'=90^0\) nên \(\sin 52^030'=\cos 37^030'\) Vì \(82^0+8^0=90^0\) nên \(\cot 82^0=\tan 8^0\) Vì \(80^0+10^0=90^0\) nên \(\tan 80^0=\cot 10^0\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
|
Giải bài 13, 14, 15, 16, 17 trang 77 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập - Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Bài 15 Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết cos B = 0,8, hãy tính các tỉ số lượng giác của góc C.
Giải bài 18 trang 83; bài 19 trang 84 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Bảng lượng giác. Bài 18 Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn tới chữ số thập phân thứ tư)
Giải bài 20, 21, 22, 23, 24, 25 trang 84 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập - Bảng lượng giác. Bài 20 Dùng bảng lượng giác (có sử dụng phần hiệu chỉnh) hoặc máy tính bỏ túi, hãy tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư)