Bài 12 Vũ điệu trên nền thổ cẩm trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 12 Vũ điệu trên nền thổ cẩm trang 57, 58. Hoa văn trên bộ trang phục cổ truyền của người Cơ-tu có những điểm gì độc đáo? Phụ nữ Cơ-tu múa điệu Da dá như thế nào và để làm gì? Nội dung chính bài Vũ điệu trên nền thổ cẩm: Trang phục truyền thống của dân tộc Cơ-tu mang những nét đặc trưng riêng, thể hiện trên những tấm vải thổ cẩm là cả ý nghĩa đẹp, một điệu múa từ lâu đời, ước mong về một cuộc sống đầy đủ, sung túc, ấm no và được mùa lớn. * Khởi động Trả lời câu hỏi Khởi động trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Giới thiệu về trang phục truyền thống của một dân tộc trên đất nước ta. G: - Em muốn giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc nào? - Trang phục đó có điểm gì đặc sắc (chất liệu, màu sắc,...)? Phương pháp: Em dựa vào hiểu biết của bản thân và gợi ý để trả lời câu hỏi. Lời giải: Em muốn giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc Kinh: chiếc áo dài. Trang phục truyền thống của người Kinh có đặc điểm: làm từ chất liệu vải, có thể có nhiều màu sắc khác nhau nhưng chủ đạo nhất là áo dài trắng; may liền từ cổ tới chân; ngang thắt lưng có chia thành 2 tà áo trước, sau; các phần áo ôm sát lấy thân người. VŨ ĐIỆU TRÊN NỀN THỔ CẨM
Dân tộc Cơ-tu cư trú ở núi rừng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa độc đáo. Một trong những di sản đó là nghề dệt thổ cẩm. Bộ trang phục cổ truyền của dân tộc Cơ-tu được làm từ thổ cẩm luôn rực rỡ bởi những hoa văn dệt bằng hạt cườm. Trong đó, nổi bật nhất là hoa văn da dá, mô phỏng điệu múa Da dá. Điệu múa Da dá là một trong những điệu múa cổ xưa nhất của phụ nữ Cơ-tu. Đây là điệu múa cầu mùa, thường được thực hiện trong các lễ hội cộng đồng của người Điệu múa Da dá đã được thợ dệt Cơ-tu khắc hoạ một cách sống động thành hoa văn trên nền thổ cẩm truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo, người thợ dệt đã đính những hạt cườm trắng vào nền vải thô rám, tạo thành hoa văn da dá, trang trí trên váy, áo của phụ nữ. Với vẻ đẹp mang đậm sắc thái tộc người, hoa văn da dá thực sự góp phần làm cho di sản trang phục của đồng bào Cơ-tu thêm giá trị. (Theo Trần Tấn Vịnh) Câu 1 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Hoa văn trên bộ trang phục cổ truyền của người Cơ-tu có những điểm gì độc đáo? Phương pháp: Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Hoa văn trên bộ trang phục cổ truyền của người Cơ-tu có những điểm độc đáo: trang trí trên nền vải thổ cẩm; có hoa văn da dá, mô phỏng điệu múa Da dá; hoa văn dệt bằng hạt cườm. Câu 2 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Phụ nữ Cơ-tu múa điệu Da dá như thế nào và để làm gì? Phương pháp: Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Phụ nữ Cơ-tu múa điệu Da dá bằng cách: Khi múa, đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời như để cầu xin và đón nhận hạt lúa từ thần linh. Điệu múa da dá dùng để cầu mùa, thường được thực hiện trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ-tu. Câu 3 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Hoa văn da dá trên váy, áo đã được những người thợ dệt Cơ-tu thực hiện như thế nào? Phương pháp: Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Hoa văn da dá trên váy, áo đã được những người thợ dệt Cơ-tu thực hiện: đính những hạt cườm trắng vào nền vải thô rám, tạo thành hoa văn da dá. Câu 4 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Vì sao nói hoa văn da dá mang đậm sắc thái tộc người Cơ-tu? Chọn những đáp án đúng. A. Vì nó mô phỏng điệu múa cầu mưa của phụ nữ Cơ-tu. B. Vì nó khắc hoạ điệu múa cầu mùa của phụ nữ Cơ-tu. C. Vì nó được trang trí trên trang phục truyền thống của người Cơ-tu. D. Vì nó là sản phẩm của những người thợ dệt Cơ-tu. Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Nói hoa văn da dá mang đậm sắc thái tộc người Cơ-tu vì: B. Vì nó khắc hoạ điệu múa cầu mùa của phụ nữ Cơ-tu. Câu 5 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc? Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Theo em, qua bài đọc tác giả muốn nói: mỗi dân tộc cần biết tự tôn về sản vật, trang phục, văn hoá, truyền thống của dân tộc mình. Mỗi dân tộc là một sắc màu. Cần chan hoà và hiểu về văn hoá lẫn nhau, giúp văn hoá cộng đồng chung thêm phong phú, đa giá trị. * Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ dưới đây: - cổ truyền - cổ vật Phương pháp: Em sử dụng từ điển để tra từ. Lời giải: – cổ truyền (tính từ): từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa. Ví dụ: nhạc cổ truyền; tổ chức lễ cưới theo phong tục cổ truyền. – cổ vật (danh từ): vật được chế tạo từ thời cổ, có giá trị văn hoá, nghệ thuật, lịch sự nhất định. Ví dụ: sưu tầm cổ vật, viện bảo tàng có nhiều cổ vật. Câu 2 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Tìm thêm 3 từ có tiếng cổ với nghĩa “thuộc về thời xa xưa". Phương pháp: Em suy nghĩ và tìm từ theo yêu cầu. Lời giải: Từ có tiếng cổ với nghĩa “thuộc về thời xa xưa”: cổ hủ, cổ kính, cổ đại. Câu 3 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Tìm từ có tiếng cổ thay cho bông hoa trong mỗi câu dưới đây: (1) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây * đã hàng trăm năm tuổi. (2) Đó là một toà nhà * có kiến trúc kết hợp Đông - Tây tuyệt đẹp. (3) Tại đây trưng bày rất nhiều các hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời * đến hiện đại, trong đó có những * rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,... Theo Hoàng Anh Phương pháp: Em đọc kĩ đoặn văn để điền từ thích hợp. Lời giải: (1) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây cổ thụ đã hàng trăm năm tuổi. (2) Đó là một toà nhà cổ kính có kiến trúc kết hợp Đông - Tây tuyệt đẹp. (3) Tại đây trưng bày rất nhiều các hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời cổ xưa đến hiện đại, trong đó có những cổ vật rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,... Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm - Tuần 24
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 12 Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 59. Viết lại một số câu trong đoạn văn của em theo gợi ý dưới đây: Nêu tình cảm, cảm xúc về khung cảnh diễn ra sự việc.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 12 Nói và nghe: Địa điểm tham quan, du lịch trang 60. Yêu cầu: Giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch mà em biết.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 13 Đàn t'rưng - Tiếng ca đại ngàn trang 61, 62. Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên như thế nào? Bài đọc giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 13 Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế trang 62, 63. Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?