Bài 1.22 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng caoGiải bài 1.22 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Cần đặt điện tích thứ ba Q ở đâu và có dấu như thế nào để hệ ba điện tích nằm cân bằng ? Bài 1.22 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao Có hai điện tích q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ ba Q ở đâu và có dấu như thế nào để hệ ba điện tích nằm cân bằng ? Xét hai trường hợp : a, Hai điện tích q và 4q được giữ cố định. b, Hai điện tích q và 4q để tự do. Giải a, Khi hai điện tích q và 4q được giữ cố định, muốn định tích Q nằm cân bằng thì Q phải nằm trong đoạn thẳng nối q và 4q , đồng thời độ lớn của hai lực mà q và 4q tác dụng lên Q phải bằng nhau. Từ đó rút ra \({1 \over {r_1^2}} = {4 \over {r_2^2}}\), nghĩa là \({r_2} = 2{r_1}\) trong đó \({r_1},{r_2}\) là khoảng cách từ Q đến các điện tích q và 4q tương ứng. Vì \({r_1} + {r_2} = r\) nên \({r_1} = {r \over 3}\). Dấu và độ lớn của Q là tùy ý. b, Khi hai điện tích q và 4q để tự do và muốn hệ nằm cân bằng thì ngoài điều kiện nói ở phần a còn phải thêm điều kiện là hợp lực tác dụng lên các điện tích q và 4q cũng phải bằng không. Từ đó có thể viết : \(k{{4{q^2}} \over {{r^2}}} = k{{\left| {qQ} \right|} \over {{{\left( {{r \over 3}} \right)}^2}}}\) Suy ra, \(\left| Q \right| = {4 \over 9}\left| q \right|\) và Q khác dấu với q. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
|
Giải bài 1.23 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Hai hạt mang điện tích bằng nhau chuyển động không ma sát dọc theo trục
Giải bài 1.24 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều có ba điện tích.
Giải bài 1.25 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Tại bốn đỉnh của một hình vuông có bốn điện tích đặt cố định, trong đó có hai điện tích dương, hai điện tích âm.
Giải bài 1.26 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Tại bốn đỉnh của một hình vuông có bốn điện tích điểm