Bài 15, 16 trang 45 SGK Toán 9 tập 2 - Công thức nghiệm của phương trình bậc haiGiải bài 15, 16 trang 45 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Bài 15 Không giải phương trình, hãy xác định các hệ số (a, b, c), tính biệt thức (∆) và xác định số nghiệm của mỗi phương trình sau Bài 15 trang 45 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Không giải phương trình, hãy xác định các hệ số \(a, b, c\), tính biệt thức \(∆\) và xác định số nghiệm của mỗi phương trình sau: a) \(7{x^2} - 2x + 3 = 0\) b) \(5{x^2} + 2\sqrt {10} x + 2 = 0\) c) \(\dfrac{1 }{2}{x^2} + 7x + \dfrac{2 }{3} = 0\) d) \(1,7{x^2} - 1,2x - 2,1=0\) Lời giải: a) \(7{x^2} - 2x + 3 = 0\) Ta có: \(a = 7,\ b = - 2,\ c = 3\). Suy ra \(\Delta = b^2-4ac={( - 2)^2} - 4.7.3 = - 80 < 0\). Do đó phương trình đã cho vô nghiệm. b) \(5{x^2} + 2\sqrt {10} x + 2 = 0\) Ta có: \(a = 5,\ b = 2\sqrt {10} ,\ c = 2\). Suy ra \(\Delta = b^2-4ac = {(2\sqrt {10} )^2} - 4.5.2 = 0\). Do đó phương trình có nghiệm kép. c) \(\dfrac{1 }{2}{x^2} + 7x + \dfrac{2 }{3} = 0\) Ta có: \(a = \dfrac{1}{2},\ b = 7,\ c = \dfrac{2}{3}\). Suy ra \(\Delta =b^2-4ac= {7^2} - 4.\dfrac{1 }{2}.\dfrac{2 }{3} = \dfrac{143}{ 3} > 0\). Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt. d) \(1,7{x^2} - 1,2x - 2,1 = 0\) Ta có: \(a = 1,7;\ b = - 1,2;\ c = - 2,1\). Suy ra \(\Delta = b^2-4ac\) \(={( - 1,2)^2} - 4.1,7.( - 2,1) = 15,72 > 0\). Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt. Bài 16 trang 45 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Dùng công thức nghiệm của phương trình bậc hai để giải các phương trình sau: a) \(2{x^2} - 7x + 3 = 0\) b) \(6{x^2} + x + 5 = 0\) c) \(6{x^2} + x - 5 = 0\) d) \(3{x^2} + 5x + 2 = 0\) e) \({y^2} - 8y + 16 = 0\) f) \(16{z^2} + 24z + 9 = 0\) Lời giải: a) \(2{x^2} - 7x + 3 = 0\) Ta có: \(a = 2,\ b = - 7,\ c = 3.\) Suy ra \(\Delta =b^2-4ac= {( - 7)^2} - 4.2.3 = 25 > 0\). Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt: \(x_1=\dfrac{-(-7)-\sqrt{25}}{2.2}=\dfrac{7-5}{4}=\dfrac{1}{2}\) \({x_2} = \dfrac{-(-7)+\sqrt{25}}{2.2}=\dfrac{7+5}{4}=3\). b) \(6{x^2} + x + 5 = 0\) Ta có: \(a = 6,\ b = 1,\ c = 5\) Suy ra \(\Delta = b^2-4ac={(1)^2} - 4.6.5 = - 119< 0\). Do đó phương trình vô nghiệm c) \(6{x^2} + x - 5 = 0\) Ta có: \(a = 6,\ b = 1,\ c = - 5\) Suy ra \(\Delta = b^2-4ac={1^2} - 4.6.(-5) = 121 > 0 \) Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \dfrac{-1+\sqrt{121}}{2.6}=\dfrac{-1+11}{12}= \dfrac{5}{6}\) \({x_2} = \dfrac{-1-\sqrt{121}}{2.6}=\dfrac{-1-11}{12}= -1\). d) \(3{x^2} + 5x + 2 = 0\) Ta có: \(a = 3,\ b = 5,\ c = 2\) Suy ra \(\Delta = b^2 - 4ac ={5^2} - 4.3.2 = 1 > 0\) Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \dfrac{-5+\sqrt 1}{2.3}=\dfrac{-4}{6} =-\dfrac{2}{3}\) \({x_2} = \dfrac{-5-\sqrt 1}{2.3}=\dfrac{-6}{6} =-1\). e) \({y^2} - 8y + 16 = 0\) Ta có: \(a = 1,\ b = - 8,\ c = 16\) Suy ra \(\Delta = b^2-4ac={( - 8)^2} - 4.1.16 = 0\) Do đó phương trình có nghiệm kép: \({y_1} = {y_2} = \dfrac{-(-8)}{2.1} = 4\) f) \(16{z^2} + 24z + 9 = 0\) Ta có: \(a = 16,\ b = 24,\ c = 9\) Suy ra \(\Delta =b^2-4ac = {(24)^2} - 4.16.9 = 0\) Do đó phương trình có hai nghiệm kép: \({z_1} = {z_2} = - \dfrac{24}{2.16} = \dfrac{-3}{4}\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
|
Giải bài 17, 18, 19 trang 49 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Công thức nghiệm thu gọn. Bài 17 Xác định (a, b', c) rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình
Giải bài 20, 21, 22 trang 49; bài 23, 24 trang 50 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Luyện tập. Bài 23 Rada của một máy bay trực thăng theo dõi chuyển động của ôtô trong 10 phút, phát hiện rằng vận tốc v của ôtô thay đổi phụ thuộc vào thời gian bởi công thức