Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 17, 18, 19 trang 49 SGK Toán 9 tập 2 - Công thức nghiệm thu gọn

Giải bài 17, 18, 19 trang 49 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Công thức nghiệm thu gọn. Bài 17 Xác định (a, b', c) rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình

Bài 17 trang 49 SGK Toán lớp 9 tập 2

Câu hỏi:

Xác định \(a, b', c\) rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình:

a) \(4{x^2} + 4x + 1 = 0\)

b) \(13852{x^2} - 14x + 1 = 0\)

c) \(5{x^2} - 6x + 1 = 0\)

d) \( - 3{x^2} + 4\sqrt 6 x + 4 = 0\)

Lời giải:

a) 

\(4{x^2} + 4x + 1 = 0\)

Ta có: \(a = 4,\ b' = 2,\ c = 1\)

Suy ra \(\Delta'  = {2^2} - 4.1 = 0\)

Do đó phương trình có nghiệm kép:

\({x_1} = {x_2} = \dfrac{ - 2}{4} =  - \dfrac{1 }{ 2}\).

b) 

\(13852{x^2} - 14x + 1 = 0\)

Ta có: \(a = 13852,\ b' =  - 7,\ c = 1\)

Suy ra \(\Delta'  = {( - 7)^2} - 13852.1 =  - 13803 < 0\) 

Do đó phương trình vô nghiệm.

c) 

\(5{x^2} - 6x + 1 = 0\)

Ta có: \(a = 5,\ b' =  - 3,\ c = 1\)

Suy ra \(\Delta ' = {( - 3)^2} - 5.1 = 4 > 0\).

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \dfrac{3 + \sqrt 4}{5}=\dfrac{5}{5} = 1\)

\({x_2} = \dfrac{3 - \sqrt 4}{5}=\dfrac{1}{5}.\)

d) 

\( - 3{x^2} + 4\sqrt 6 x + 4 = 0\)

Ta có: \(a =  - 3,\ b' = 2\sqrt 6 ,\ c = 4\)

Suy ra \(\Delta ' = {(2\sqrt 6 )^2} - ( - 3).4 = 36 > 0\)

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \dfrac{ - 2\sqrt 6  + 6}{ - 3} = \dfrac{2\sqrt 6  - 6}{3}\)

\({x_2} = \dfrac{ - 2\sqrt 6  - 6}{ - 3} = \dfrac{2\sqrt {6 }+6 }{3}\)

Bài 18 trang 49 SGK Toán lớp 9 tập 2

Câu hỏi:

Đưa các phương trình sau về dạng \(ax^2 + 2b’x + c = 0\) và giải chúng. Sau đó, dùng bảng số hoặc máy tính để viết gần đúng nghiệm tìm được (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai): 

a) \(3{x^2} - 2x = {x^2} + 3\)

b) \({(2x - \sqrt 2 )^2} - 1 = (x + 1)(x - 1)\)

c) \(3{x^2} + 3 = 2(x + 1)\)

d) \(0,5x(x + 1) = {(x - 1)^2}\)

Lời giải: 

a) 

\(3{x^2} - 2x = {x^2} + 3\)

\( \Leftrightarrow 3{x^2} - 2x - {x^2} - 3=0\)

\(\Leftrightarrow 2{x^2} - 2x - 3 = 0\)

Suy ra \(a = 2,\ b' =  - 1,\ c =  - 3\)

\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 1)^2} - 2.( - 3) = 7 > 0\).

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \dfrac{1 + \sqrt 7 }{2} \approx 1,82\)

\({x_2} = \dfrac{1 - \sqrt 7 }{2} \approx  - 0,82\)

b) 

\({(2x - \sqrt 2 )^2} - 1 = (x + 1)(x - 1)\)

\(\Leftrightarrow 4x^2-4\sqrt 2 x + 2- 1 = x^2 -1\)

\(\Leftrightarrow 4x^2-4\sqrt 2 x + 2 - 1 - x^2 +1=0\)

\(\Leftrightarrow 3{x^2} - 4\sqrt 2 x + 2 = 0\)

Suy ra \(a = 3,\ b' =  - 2\sqrt 2 ,\ c  = 2\)

\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 2\sqrt 2 )^2} - 3.2 = 2 > 0\)

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \dfrac{2\sqrt 2  + \sqrt 2 }{3} = \sqrt 2  \approx 1,41\)

\({x_2} = \dfrac{2\sqrt 2  - \sqrt 2 }{3} = \dfrac{\sqrt 2 }{3} \approx 0,47\)

c) 

\(3{x^2} + 3 = 2(x + 1) \)

\(\Leftrightarrow 3{x^2} +3- 2x -2 = 0\)

\(\Leftrightarrow 3{x^2} - 2x +1 = 0\)

Suy ra  \(a = 3,\ b' =  - 1,\ c = 1\)

\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 1)^2} - 3.1 =  - 2 < 0\)

Do đó phương trình vô nghiệm.

d) 

\(0,5x(x + 1) = {(x - 1)^2} \)

\(\Leftrightarrow 0,5x^2 + 0,5x = x^2-2x+1  \)

\(\Leftrightarrow 0,5x^2 + 0,5x -x^2+2x-1=0  \)

\(\Leftrightarrow -0,5 x^2 +2,5 x -1 = 0\)

\(\Leftrightarrow  x^2 -5 x +2 = 0\)

Suy ra \(a = 1;\ b' =  - 2,5;\ c = 2\)

\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 2,5)^2} - 1.2 = 4,25 > 0\)

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = 2,5 + \sqrt {4,25}  \approx 4,56\)

\({x_2} = 2,5 - \sqrt {4,25}  \approx 0,44\)

Bài 19 trang 49 SGK Toán lớp 9 tập 2

Câu hỏi:

Đố em biết vì sao khi \(a > 0\) và phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) vô nghiệm thì\(a{x^2} + bx + c > 0\) với mọi giá trị của \(x \)?

Phương pháp: 

+) Sử dụng phương trình vô nghiệm khi \(\Delta < 0\).

+) Biến đổi \(ax^2+bx+c=a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2}-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a}\) rồi đánh giá từng hạng tử.

Lời giải:

Khi \(a > 0\) và phương trình vô nghiệm thì \(\Delta = b{^2} - 4ac<0\).

Do đó: \(-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a} > 0\) 

Lại có: 

\(\begin{array}{l}a{x^2} + bx + c = a\left( {{x^2} + \dfrac{b}{a}x} \right) + c\\ = a\left( {{x^2} + 2.\dfrac{b}{{2a}}.x + \dfrac{{{b^2}}}{{4{a^2}}}} \right) - \dfrac{{{b^2}}}{{4a}} + c\\ = a{\left( {x + \dfrac{b}{{2a}}} \right)^2} - \dfrac{{{b^2} - 4ac}}{{4a}}\end{array}\)

\(=a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2}+ {\left(-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a}\right)}\)

Vì \(a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2} \ge 0\)  với mọi \(x \in R\), mọi \(a>0\).

Lại có \(-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a} > 0\)  (cmt)

Vì tổng của số không âm và số dương là một số dương do đó

\(a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2}+ {\left(\dfrac{b^{2}-4ac}{4a}\right)} >0\)  với mọi \(x\).

Hay \(a{x^2} + bx + c >0\) với mọi \(x\).

Sachbaitap.com